Bột clo có độc không? Cách xử lý khi bị ngộ độc Clo

bột clo có độc không

Bột Clo có độc không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi sử dụng hóa chất Clo để khử trùng, khử khuẩn. Trong bài viết này LifeVista sẽ giải đáp thắc mắc này, đồng thời chia sẻ cách xử lý khi bị ngộ độc khí Clo. Hãy theo dõi bài viết để có thêm kinh nghiệm sử dụng clo bột an toàn bạn nhé!

1. Bột Clo là gì? Có độc không?

Bột Clo hay còn gọi là calcicum hypochlorite (Ca(ClO)₂) hay Chloride vôi, là một hóa chất rắn màu trắng. Hợp chất này có khả năng oxy hóa mạnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút và các tạp chất hữu cơ trong nước. Do vậy thường được ứng dụng nhiều trong xử lý nước hồ bơi, nước thải, nước sinh hoạt và công nghiệp sản xuất.

Vậy bột Clo có độc không?

Câu trả lời là có. Thành phần chính của bột Clo là Clo, trong tự nhiên khí Clo rất độc. Nếu hít phải khí Clo nồng độ cao hoặc uống nước chứa quá nhiều Clo có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như kích ứng đường hô hấp, buồn nôn, thậm chí gây tổn thương hệ thần kinh. Mặc dù là một hóa chất độc nhưng bột Clo vẫn an toàn khi sử dụng đúng cách. (1)

Bột Clo thường được dùng để xử lý nước bể bơi và nước sinh hoạt, do vậy nhiều người đặt ra câu hỏi liệu có an toàn khi sử dụng hóa chất này. Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hồ bơi duy trì mức Clo tự do 1- 3ppm không gây hại cho sức khỏe. Còn đối với nước sinh hoạt, theo Bộ Y Tế, nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, nồng độ Clo dư tự do an toàn nằm trong khoảng 0.2 – 1 mg/L.

Xem thêm: Nên chọn bột Clo xử lý nước loại nào? Giá bán Clo bột bao nhiêu? 

bột clo là gì có độc không
Bột Clo có thành phần chính là Clo, trong tự nhiên khí này rất độc, do vậy khi sử dụng cần chú ý

2. Tác hại của Clo đối với con người

Sau khi đã biết được bột Clo có độc không, bạn cần hiểu rõ hơn những tác hại của Clo đối với sức khỏe con người để có cách phòng tránh phù hợp. Dưới đây là những tác hại thường gặp nhất của bột clorin:

  • Kích ứng đường hô hấp: Hít phải bụi bột Clo có thể gây ho, khó thở, kích ứng niêm mạc mũi và họng, làm tổn thương phổi nếu tiếp xúc thường xuyên. (2)
  • Tổn thương mắt: Nếu tiếp xúc với lượng nhỏ, mắt sẽ bị đỏ, cay và chảy nước mắt. Nếu tiếp xúc với bột Clo trong thời gian dài có thể gây viêm kết mạc, sưng đỏ mắt. Trường hợp bột Clo nồng độ cao bay vào mắt có thể làm bỏng giác mạc.
  • Kích ứng da: Nếu tiếp xúc trực tiếp với bột Clo da sẽ bị kích ứng, mẩn ngứa, đỏ rát, thậm chí là bỏng da nếu tiếp xúc lâu dài.
  • Khi nuốt phải: Nếu nuốt phải bột Clo sẽ gây buồn nôn, nôn mửa và đau bụng dữ dội. Nuốt nhiều bột Clo có thể gây bỏng thực quản, loét dạ dày, tổn thương đường tiêu hóa. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến ngộ độc Clo gây suy thận, rối loạn tuần hoàn.

Bạn có thể thấy được bột Clo có rất nhiều tác hại đối với cơ thể con người, nhất là khi tiếp xúc trực tiếp hoặc khi nuốt phải. Do vậy trong quá trình sử dụng nên tuân thủ các quy tắc an toàn để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm: Cách sử dụng Clo xử lý nước hồ bơi an toàn và hiệu quả

3. Lưu ý quan trọng để sử dụng bột Clo an toàn

Đã có câu trả lời bột Clo có độc không, để hạn chế các tác hại của hóa chất Clo đối với sức khỏe, khi sử dụng cần lưu ý những điều sau:

  • Trang bị thiết bị bảo hộ như mặt nạ, khẩu trang, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
  • Sử dụng bột Clo đúng liều lượng, tránh dư thừa tạo ra các chất có hại cho cơ thể
  • Luôn giữ cho khu vực làm việc với hóa chất thông thoáng
  • Không sử dụng bột Clo ở nơi ngược gió, tránh bột Clo văng vào người
  • Sau khi sử dụng xong phải đậy kín nắp thùng để tránh hơi Clo bay ra ngoài
  • Tuyệt đối không trộn bột Clo với loại axit, amoniac, hoặc các chất tẩy rửa khác vì có thể tạo ra khí Clo độc
  • Trang bị kiến thức sơ cứu khi bị ngộ độc Clo

4. Cách xử lý khi bị ngộ độc Clo

Bột Clo có độc không đã rõ, ngoài các biện pháp an toàn khi sử dụng, bạn cần trang bị thêm kiến thức sơ cứu khi chẳng may hít phải hoặc nuốt phải Clo. Dưới đây là những triệu chứng và cách xử lý cực kỳ hữu ích:

4.1 Triệu chứng ngộ độc Clo là gì?

Các triệu chứng của ngộ độc khí clo thường khác nhau tùy thuộc vào từng trước hợp. Đối với ngộ độc cấp tính ở mức thấp (dưới 5 ppm), bệnh nhân có thể bị chảy nước mắt, kích ứng mũi và họng, và tiết nhiều nước bọt. Ngộ độc cấp tính ở mức cao gây khó thở, ho dữ dội, buồn nôn, nôn, chóng mặt, nhức đầu, đau ngực, khó chịu ở bụng và bỏng giác mạc, ngoài các triệu chứng giống như ngộ độc cấp tính ở mức thấp. (3)

triệu chứng ngộ độc Clo
Triệu chứng ngộ độc khi hít phải, nuốt phải Clo

4.2 Cách xử lý khi ngộ độc Clo

Tùy vào mức độ ngộ độc, cách xử lý sẽ khác nhau:

4.2.1 Khi bị ngộ độc Clo ở mức độ nhẹ

Nếu chỉ bị ngộ độc Clo ở mức độ nhẹ, tức là bị kích ứng nhẹ ở mắt, mũi, cổ họng, chóng mặt và buồn nôn nhẹ, thì hãy nhanh chóng da chuyển ra nơi thoáng mát, tránh xa nơi chứa bột Clo. Sau đó hít thở sâu bằng không khí sạch, có thể dùng khẩu trang ẩm để lọc bớt khi Clo.

Nếu Clo dính vào da bạn cần rửa sạch vùng da tiếp xúc bằng nước sạch ít nhất 15 phút. Nếu Clo dính vào mắt, dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để rửa mắt liên tục trong 15 phút. Lưu ý không nên dụi mắt để tránh tổn thương giác mạc.

Trường hợp nuốt phải Clo, cần uống nhiều nước sạch để pha loãng Clo trong dạ dày. Sau đó theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu có dấu hiệu buồn nôn, đau bụng nên đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

không gian thoáng
Khi hít phải khí Clo nên di chuyển ra nơi thoáng khí

4.2.2 Khi bị ngộ độc Clo ở mức độ nặng

Nếu xuất hiện các triệu chứng ngộ độc Clo nặng như ho dữ dội, tức ngực, khó thở, mắt đỏ, chảy nước mắt liên tục, da phồng rộp, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy… thì cần xử lý khẩn cấp. Đầu tiên phải đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có bột Clo, nếu khó thở cần cho thở oxy ngay. Sau đó gọi cho 115 để cấp cứu.

Nếu nạn nhân bị dính nhiều Clo vào người, cần cởi bỏ quần áo bị dính Clo. Rửa vùng da bị ảnh hưởng trong ít nhất 20 phút. Lưu ý không dùng dầu hoặc kem đánh răng bôi lên vết bỏng.

Nếu Clo bắn vào mắt cần rửa sạch dưới vòi nước sạch liên tục ít nhất 15 – 30 phút. Giữ mắt mở khi rửa để làm sạch Clo, sau đó đưa đi khám chuyên khoa mắt. Trường hợp nuốt phải bột Clo, tuyệt đối không gây nôn thì có thể làm tổn thương thực quản. Sau đó gọi cấp cứu hoặc đưa nạn nhân đến bệnh viện.

5. Câu hỏi thường gặp về bột clo có độc không

5.1 Uống nước có clo có sao không?

Khi uống phải nước có nhiều Clo trong thời gian dài, có thể gây đau bụng và tiêu chảy. Nếu hàm lượng Clo dư trong nước lớn hơn mức 0.5mg/lít có thể gây ngộ độc, ho, khó thở, phù phổi…

5.2 Cách khử mùi clo trong không khí

Nếu không khí có mùi Clo nồng nặc, bạn có thể áp dụng các cách sau để khử bớt mùi Clo: mở cửa sổ, dùng quạt hoặc máy lọc không khí có than hoạt tính…

5.3 Clo trong nước máy có độc không

Với hàm lượng không cao hơn 0.5mg/lít, Clo trong nước máy không gây ngộ độc với con người. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nên đun sôi trước khi uống hoặc sử dụng máy lọc nước để loại bỏ bớt Clo.

5.4 Uống nước có nhiều clo có sao không?

Nếu hàm lượng Clo trong nước uống cao hơn 0.5mg/lít có thể gây rối loạn tiêu hóa, tổn thương niêm mạc miệng, cổ họng. Lâu dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột.

5.5 Clo trong bể bơi có độc không?

Clo trong bể bơi an toàn nếu duy trì ở nồng độ 1 – 3ppm, nếu Clo dư trong hồ bơi quá cao và cloramin tích tụ có thể gây kích ứng da, mắt, làm khô tóc. Nếu nuốt phải nước bể bơi chứa nhiều Clo có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

5.6 Làm gì khi hít phải khí Clo?

Khi hít phải không khí có chứa Clo, cần nhanh chóng ra khỏi vùng có nhiều bột Clo, đến nơi thoáng mát và đưa đến cơ sở y tế gần nhất nếu có các triệu chứng nặng như ho liên tục, nôn mửa…

6. Kết luận

Trên đây LifeVista đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bột Clo có độc không?”. Bên cạnh đó còn chia sẻ những lưu ý sử dụng an toàn và cách xử lý khi chẳng may bị ngộ độc Clo. Bột Clo là hóa chất được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, do vậy bạn nên trang bị các kiến thức sử dụng an toàn để bảo vệ sức khỏe khi làm việc với hóa chất này.

Bài viết này được đăng trong mục Tin tức
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận