Chlorine dùng trong thực phẩm có độc không? Nồng độ bao nhiêu?

Chlorine dùng trong thực phẩm

Chlorine là một hóa chất có tính khử trùng và tẩy trắng mạnh, được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng diệt khuẩn. Ngoài công dụng xử lý nước phổ biến, Chlorine còn được sử dụng trong ngành thực phẩm để làm sạch bề mặt, rửa rau củ và khử trùng nước sản xuất. Tuy nhiên nhiều người lo ngại rằng Chlorine dùng trong thực phẩm có độc không? Nồng độ bao nhiêu là an toàn? Trong bài viết này LifeVista sẽ giải đáp tất tần tật, hãy theo dõi bạn nhé!

Mục lục

1. Tổng quan về Chlorine dùng trong thực phẩm

Chlorine (Clorin) là một hợp chất hóa học của Clo, có tính oxy hóa mạnh, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm mốc và các vi sinh vật có hại. Nhờ vậy Chlorine được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như xử lý nước bể bơi, nước thải, nước sinh hoạt, công nghiệp dệt nhuộm, khử trùng ao nuôi thủy sản, công nghiệp thực phẩm,…

Chlorine dạng khí hoặc hợp chất của nó như calcium hypochlorite (Ca(ClO)₂) và sodium hypochlorite (NaOCl) dễ tan trong nước, tạo thành dung dịch khử khuẩn hiệu quả.

Chlorine dùng trong thực phẩm giúp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, kéo dài thời gian bảo quản và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất. So với các phương pháp khử trùng như Ozon và đèn UV, Chlorine hiệu quả và tiết kiệm hơn. 

chlorine trong thực phẩm
Chlorine trong thực phẩm giúp khử trùng hiệu quả và tiết kiệm

Xem thêm: Chlorine có độc không? Cách sử dụng clorin khử trùng nước

2. Chlorine dùng trong thực phẩm có độc hay không?

Trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, Chlorine KHÔNG ĐỘC nếu sử dụng trong hàm lượng cho phép. Nó được sử dụng rộng rãi để tiêu diệt vi khuẩn và khử trùng môi trường chế biến thực phẩm. Cụ thể là khử trùng bề mặt nhà xưởng, thiết bị sản xuất, vệ sinh rau củ quả, thủy hải sản, gia súc và gia cầm trước khi chế biến. 

Xem thêm: Bột clo có độc không? Cách xử lý khi bị ngộ độc Clo

3. Một số ứng dụng của Chlorine dùng trong thực phẩm mà bạn nên biết

Chlorine được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm nhờ khả năng khử trùng và tẩy trắng hiệu quả. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến:

3.1 Chlorine được sử dụng trong khử trùng, vệ sinh nhà máy chế biến thực phẩm

Bề mặt và thiết bị chế biến thực phẩm (băng chuyền, bàn chế biến, dao, thớt, máy móc) là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, vi sinh vật có hại. Nếu những tác nhân này lây chéo sang thực phẩm có thể gây bệnh có hại cho sức khỏe con người. 

Do vậy cần dùng hóa chất Chlorine để khử trùng và vệ sinh nhà máy chế biến thực phẩm để tiêu diệt các loại vi sinh vật gây hại. Sử dụng dung dịch Chlorine nồng độ 100 – 200 ppm để vệ sinh bề mặt. Cần duy trì thời gian vệ sinh khoảng 1 – 5 phút để tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. 

Chlorine khử trùng bề mặt và thiết bị
Chlorine khử trùng bề mặt và thiết bị trong nhà xưởng chế biến thực phẩm

3.2 Chlorine dùng trong chế biến, vệ sinh thủy hải sản

Chlorine là một chất khử trùng mạnh, được dùng nhiều trong ngành chế biến thủy sản để tăng chất lượng thực phẩm. Chlorine được dùng để làm sạch và khử trùng các thiết bị chế biến thủy sản, giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo từ dụng cụ sang thực phẩm. Hóa chất này giúp tiêu diệt vi sinh vật gây hư hỏng, kéo dài thời gian bảo quản và duy trì độ tươi ngon của thủy hải sản. 

3.3 Chlorine dùng trong chế biến gia súc, gia cầm

Thịt gia cầm, gia súc dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, Campylobacter, E. coli, và Listeria. Những vi khuẩn này có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu không được xử lý. Do vậy cần sử dụng Chlorine để khử trùng dụng cụ chế biến, nguồn nước sử dụng và các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thịt. 

3.4 Chlorine dùng trong thực phẩm để vệ sinh rau củ quả tươi

Chlorine được sử dụng để khử trùng, làm sạch rau củ quả tươi, giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Hóa chất này được dùng để ngăn ngăn ngừa nấm mốc, kéo dài thời gian bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm. 

3.5 Chlorine dùng để khử trùng nhà hàng và siêu thị

Ở các khu vực cung cấp thực phẩm như nhà hàng và siêu thị, Chlorine được sử dụng để khử trùng, vệ sinh môi trường để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn:

  • Khử trùng bề mặt tiếp xúc với thực phẩm: Bàn, bếp, thớt, dao, kệ trưng bày trong siêu thị.
  • Vệ sinh dụng cụ chế biến thực phẩm: Dao, thớt, nồi, chảo…
  • Khử trùng nước rửa thực phẩm: Chlorine khử trùng nước để rửa rau, củ thịt cá.
  • Vệ sinh sàn nhà và khu vực chế biến thực phẩm: Sàn nhà bếp, khu vực chế biến thực phẩm trong nhà hàng và siêu thị. 
  • Khử trùng khu vực lưu trữ thực phẩm: Chlorine làm sạch tủ đông, kệ hàng trong siêu thị. 
Chlorine khử trùng kho thực phẩm
Chlorine khử trùng kho thực phẩm cho nhà hàng, khách sạn

4. Nồng độ Chlorine trong thực phẩm có tiêu chuẩn gì hay không?

Chlorine dùng trong thực phẩm cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Dưới đây là một số tiêu chuẩn quan trọng về nồng độ Chlorine trong thực phẩm:

  • Theo FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ): Nồng độ Chlorine tối đa dùng để rửa rau củ, trái cây là 200 ppm.
  • Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới): Hàm lượng Chlorine dư trong nước uống không được vượt quá 5 ppm.
  • Theo Bộ Y tế Việt Nam (QCVN 6-1:2010/BYT): Hàm lượng Chlorine dư trong nước dùng để chế biến thực phẩm không vượt quá 0.3 – 0.5 ppm.
  • Trong ngành chế biến thủy sản: Thường sử dụng dung dịch Chlorine có nồng độ 50 – 100 ppm để rửa và khử khuẩn.
  • Trong khử trùng bề mặt, thiết bị chế biến thực phẩm: Nồng độ có thể dao động từ 100 – 200 ppm, nhưng phải rửa sạch lại bằng nước trước khi tiếp xúc với thực phẩm.

5. Hướng dẫn pha nồng độ Chlorine khử trùng trong thực phẩm chuẩn mà bạn nên biết

Để diệt khuẩn hiệu quả mà không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe và môi trường, việc pha chế dung dịch Chlorine cần tuân theo tỷ lệ chính xác. Dưới đây là công thức giúp tính toán lượng hóa chất cần thiết để đạt được nồng độ khử trùng tối ưu:

Công thức tính lượng Chlorine cần sử dụng

m = (C×V×100​)/ F

Trong đó:

  • m (g): Khối lượng hóa chất cần pha.
  • C (ppm): Nồng độ mong muốn của dung dịch.
  • V (lít): Thể tích dung dịch cần pha.
  • F (%): Hàm lượng hoạt chất trong sản phẩm.

Ví dụ thực tế: Giả sử cần pha bột canxi hypochlorite 70% thành dung dịch có nồng độ 50.000 ppm, áp dụng công thức trên:

m = (50.000×1×100)/ 70 =7.1 kg

Điều này có nghĩa là, để tạo ra 1 lít dung dịch chứa 0.05% Chlorine, bạn cần 7.1 kg bột canxi hypochlorite 70%.

6. Một số lưu ý khi sử dụng khi sử dụng Chlorine trong thực phẩm mà bạn nên biết

Mặc dù là một chất khử trùng hiệu quả nhưng Chlorine là một hóa chất độc hại nếu sử dụng sai cách. Do vậy khi dùng Chlorine trong thực phẩm, bạn cần lưu ý những điều sau:

6.1 Tuân thủ về tiêu chuẩn liều lượng an toàn sử dụng Chlorine trong thực phẩm

Chlorine là một hóa chất độc hại nếu sử dụng quá liều lượng. Do vậy khi sử dụng cần tuân thủ các quy định của cơ quan y tế và an toàn thực phẩm về nồng độ để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Xem thêm: Chlorine có độc không? Cách sử dụng clorin khử trùng nước

6.2 Nhớ vệ sinh lại thực phẩm sau khi đã sử dụng với Chlorine

Chlorine tồn dư trên thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Do vậy, sau khi xử lý thực phẩm bằng hóa chất, cần rửa lại với nước sạch. Nên rửa thực phẩm ít nhất 2 – 3 lần với nước sạch sau khi ngâm với Chlorine, nên rửa dưới vòi nước chảy thay vì ngâm để làm sạch tốt hơn. Có thể ngâm nước muối loãng sau khi rửa để trung hòa dư lượng hóa chất. 

6.3 Tránh tiếp xúc trực tiếp với Chlorine trong quá trình sử dụng

Khí Clo rất độc, có thể gây kích ứng da, mắt và hệ hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp. Do vậy khi dùng Chlorine cần trang bị đồ bảo hộ (găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ) để hạn chế tối đa ảnh hưởng của hóa chất. 

6.4 Bảo quản Chlorine cẩn thận

Chlorine dùng trong thực phẩm nên được lưu trữ trong bao bì kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Nên để xa tầm tay trẻ em để đảm bảo an toàn và duy trì chất lượng hóa chất. 

6.5 Sử dụng Chlorine trong môi trường thông thoáng để tránh bị ngộ độc Clo

Khí Clo có thể gây kích ứng mũi và họng, thậm chí gây ngộ độc nếu hít phải nồng độ lớn. Do vậy nên sử dụng Chlorine trong không gian thông thoáng, có hệ thống thông gió tốt để tránh hít phải hơi Clo. Lưu ý là không sử dụng Chlorine ở nơi ngược chiều gió để tránh bột Clo văng vào mắt, mũi và miệng. 

6.6 Tuân thủ các quy định, hướng dẫn của nhà sản xuất

Mỗi loại Chlorine có hàm lượng Clo hoạt tính và cách pha chế khác nhau. Do vậy khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì và làm theo chỉ dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất. 

7. Những câu hỏi thường gặp

7.1 Chlorine có được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm không?

Chlorine có tác dụng khử trùng tẩy hiệu quả nên được sử dụng rộng rãi trong ngành chế biến thực phẩm. Nồng độ Chlorine dùng trong thực phẩm không được vượt quá 0.5% (tương đương 500 ppm) để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng

Chlorine khử trùng thực phẩm
Chlorine khử trùng thực phẩm không vượt quá nồng độ 0.5%

7.2 Chlorine trong thực phẩm có gây hại cho sức khỏe không?

Chlorine trong thực phẩm không gây hại cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng liều lượng quy định – không quá 0.05%. Nếu sử dụng quá mức có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hô hấp. 

7.3 Dư lượng Chlorine trong thực phẩm có nguy hiểm không?

Nếu thực phẩm chứa dư lượng Chlorine vượt ngưỡng an toàn, người tiêu dùng có thể gặp kích ứng dạ dày, rối loạn tiêu hóa hoặc các vấn đề về đường hô hấp. Vì vậy, cần rửa sạch thực phẩm sau khi xử lý bằng Chlorine để loại bỏ lượng dư thừa.

7.4 Trẻ em hoặc người nhạy cảm có nên ăn thực phẩm đã xử lý bằng Chlorine không?

Thực phẩm được xử lý đúng tiêu chuẩn hoàn toàn an toàn cho trẻ em và người có cơ địa nhạy cảm. Tuy nhiên, đối với những người quá mẫn cảm với hóa chất, nên lựa chọn thực phẩm hữu cơ hoặc rửa kỹ thực phẩm bằng nước sạch trước khi sử dụng.

7.5 Tại sao các nhà máy thực phẩm vẫn sử dụng Chlorine dù có rủi ro?

Chlorine dùng trong thực phẩm có tác dụng khử trùng hiệu quả và tiết kiệm. Nó giúp đảm bảo an toàn vệ sinh, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm. Dù có rủi ro, nhưng nếu sử dụng đúng cách, Chlorine vẫn được xem là một lựa chọn an toàn và cần thiết trong chế biến thực phẩm.

8. Kết

Bài viết trên đây đã giới thiệu tất tần tật về công dụng, cách dùng và những lưu ý về Chlorine dùng trong thực phẩm. LifeVista hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại hóa chất khử trùng này. Nếu bạn đang tìm mua Chlorine cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với LifeVista để được hỗ trợ nhanh nhất! 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận