Phèn nhôm không chỉ được sử dụng để làm trong nước mà còn có nhiều ứng dụng như khử mùi, dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, dệt nhuộm, bảo quản thực phẩm… Trong bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn 10 ứng dụng của phèn nhôm, hãy cùng LifeVista tìm hiểu bạn nhé!
1. Tổng quan về phèn nhôm
Phèn nhôm (phèn nhôm sunfat) là một loại muối được tạo thành từ nhôm sunfat. Tên tiếng anh của chất này là Aluminium sulfate. Phèn nhôm đơn thường tồn tại dưới dạng tinh thể ngậm nước màu trắng hoặc ngả vàng, công thức hóa học phổ biến nhất Al₂(SO₄)₃·16H₂O hoặc Al₂(SO₄)₃·18H₂O.
Phèn nhôm kép (phèn chua) có công thức hóa học là KAl(SO₄)₂·12H₂O, tên khoa học là Kali nhôm sunfat, một dạng phèn chua có trong tự nhiên và được dùng nhiều trong các ứng dụng công nghiệp.
Phèn nhôm sunfat là một chất keo tụ mạnh, khi cho vào nước bẩn sẽ giúp kết dính các hạt cặn nhỏ, tạo thành bông cặn lớn giúp làm trong nước nhanh chóng. Nhờ đó phèn nhôm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như xử lý nước sinh hoạt, nước thải, dùng trong các ngành sản xuất giấy, dệt nhuộm…

Xem thêm: Phèn nhôm là gì? Tính chất và ứng dụng của phèn nhôm Sunfat
2. Các tính chất và cơ chế của phèn nhôm
Trước khi tìm hiểu chi tiết về các ứng dụng của phèn nhôm, LifeVista sẽ giới thiệu qua các tính chất và cơ chế hoạt động của chất này.
2.1 Các tính chất của phèn nhôm
Phèn nhôm tan hoàn toàn trong nước nhưng không tan trong acetone. Chất này có khả năng cân bằng độ pH vì dung dịch tạo ra có tính axit nhẹ (khoảng 3 – 4).
Ngoài ra, phèn nhôm sunfat còn có một số tính chất như sau:
- Màu sắc: Màu trắng, trắng xám hoặc xanh nhạt tùy vào độ tinh khiết
- Tỉ trọng: Khoảng 2.71 g/cm³ (dạng khan)
- Nhiệt độ nóng chảy: Khoảng 770°C (dạng khan)
- Nhiệt độ sôi: 200 độ C
- Độ hút ẩm: Hút ẩm cao, khi hút ẩm từ không khí sẽ chuyển sang dạng ngậm nước
Xem thêm: Tính chất hóa học, công thức phèn nhôm và ứng dụng của chúng
2.2 Cơ chế hoạt động của phèn nhôm
Khi cho phèn nhôm vào nước, nó sẽ thủy phân tạo thành ion nhôm Al3+, nhôm dư kết hợp với nước tạo thành Al(OH)3 – một chất keo tụ có khả năng hấp phụ rất mạnh. Chất này sẽ kết tụ các chất lơ lửng trong nước (vi khuẩn, kim loại nặng, chất hữu cơ…). Ion Al3+ từ phèn nhôm sẽ trung hòa điện tích âm của các hạt lơ lửng trong nước, làm các hạt keo mất tính ổn định và dễ kết dính lại với nhau.
Khi điện tích được trung hòa, người dùng chỉ cần khuấy nhẹ thì các hạt lơ lửng sẽ dính lại tạo thành các bông cặn lớn hơn. Các bông cặn này sẽ lắng xuống đáy bể do trong lực, có thể tách ra khỏi nước bằng cách lắng hoặc lọc.

3. 10 ứng dụng của phèn nhôm sunfat mà bạn nên biết
3.1 Xử lý làm trong nước
Bên cạnh PAC, phèn nhôm cũng là một trong những hóa chất được sử dụng để làm trong nước phổ biến hiện nay. Nó có giá thành rẻ, dễ mua, dễ sử dụng và đặc biệt hiệu quả với các loại nước có độ đục cao. Khi dùng phèn nhôm, bạn có thể kết hợp chung với vôi, soda hoặc polymer để làm sạch nước nhanh chóng hơn.
Một số ứng dụng cụ thể của phèn nhôm làm trong nước:
- Xử lý nước cấp: Thường dùng trong các nhà máy cấp nước để loại bỏ đất sét, bùn, chất hữu cơ…
- Xử lý nước thải: Phèn nhôm giúp giảm độ đục, giảm lượng chất hữu cơ gây ô nhiễm, tách bỏ vi sinh vật và kim loại nặng khỏi nước thải.
- Xử lý nước sinh hoạt: Hòa tan phèn nhôm vào nước giếng, nước giao để làm trong nước trước khi sử dụng để giặt giũ, tắm rửa.
- Xử lý nước hồ bơi: Phèn nhôm hỗ trợ lắng cặn các chất bẩn lơ lửng trong nước, giúp nước hồ bơi trở nên trong hơn, sạch hơn.
Xem thêm: So sánh phèn nhôm và PAC trong ngành công nghiệp xử lý nước
3.2 Ứng dụng phèn nhôm trong sản xuất giấy
Phèn nhôm là một chất phụ gia quan trọng trong ngành sản xuất giấy. Nó được dùng để kết dính bột giấy, giúp tăng độ bền và sự đồng đều của thành phẩm cuối cùng. Dùng phèn nhôm còn tạo ra một lớp màng giúp giấy không bị thấm nước, thấm mực. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để điều chỉnh độ pH của dung dịch giấy, giúp quá trình ép, sấy và cuộn hiệu quả hơn.
3.3 Làm chất khử mùi
Ứng dụng của phèn nhôm không chỉ là làm trong nước mà còn được sử dụng để làm chất khử mùi. Nó có tác dụng làm se da, giúp giảm tiết mồ hôi, hạn chế môi trường ẩm ướt. Vì vậy phèn nhôm thường có trong các sản phẩm khử mồ hôi như lăn nách, xịt khử mùi.

Trong xử lý nước, phèn nhôm sunfat còn có tác dụng giảm mùi tanh, mùi hôi nhờ khả năng loại bỏ các chất hữu cơ, amoni và sunfua. Ngoài ra, ở một số vùng tại Việt Nam, phèn nhôm còn được người dân sử dụng để ngâm rau củ, bún tươi để giảm bớt mùi chua và mùi lên men.
3.4 Ứng dụng của phèn nhôm trong ngành dệt may
Trong ngành dệt may, phèn nhôm được xem là một phụ gia hóa học vô cùng quan trọng. Nó được dùng làm chất trợ nhuộm để màu bám đều, bền màu và không bị phai khi giặt hay phơi nắng. Thường dùng trong nhuộm vải cotton, lụa và len để tạo ra các màu sắc sáng, rõ và đẹp mắt. Ngoài ra, phèn nhôm còn giúp ổn định độ pH của dung dịch nhuộm, giúp vải hấp thụ thuốc nhuộm tốt hơn, lên màu đẹp hơn.
3.5 Ứng dụng của phèn nhôm trong bảo quản thực phẩm
Trong bảo quản thực phẩm, người ta thường sử dụng loại phèn nhôm kép hay còn gọi là phèn chua (KAl(SO₄)₂·12H₂O). Cho chất này vào thực phẩm sẽ giúp khử mùi, sát khuẩn và làm se bề mặt. Một số ứng dụng phổ biến của phèn chua trong bảo quản thực phẩm là:
- Ngâm dưa chua, cà muối, củ kiệu giòn hơn, không bị nhũn, lên màu đẹp hơn
- Ngâm bún tươi trong nước phèn chua để giảm mùi chua, bún trắng, dẻo và thơm hơn
- Phèn chua cho vào các món mứt, trái cây sên hoa quả săn chắc hơn, ít bị mềm nhũn khi để lâu

3.6 Ứng dụng của phèn nhôm trong ngành mỹ phẩm
Phèn nhôm ở dạng phèn kép (phèn chua) được ứng dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm nhờ tác dụng khử mùi, kháng khuẩn và làm se da. Nó thường có mặt trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da như nước hoa hồng, kem trị mụn, bột tắm hoặc các sản phẩm dưỡng sáng vùng nách.
3.7 Ứng dụng của phèn nhôm dùng trong nông nghiệp
Trong nông nghiệp, phèn nhôm trường được dùng để hạ độ kiềm của đất, giúp cây hấp thụ các chất vi lượng (sắt, mangan, kẽm) tốt hơn. Thường dùng cho các loại cây ưa chất chua như cẩm tú cầu, cam quýt, dứa và cà phê… Tại các vùng đồng bằng sông Cửu Long, phèn nhôm còn được dùng để trung hòa bớt các ion kim loại nặng như sắt, nhôm.
Bên cạnh đó, phèn nhôm còn được ứng dụng nhiều trong chăn nuôi để khử mùi chuồng trại, ủ phân chuồng và rác hữu cơ. Chất này khi trộn vào phân đạm hoặc nước tiểu gia súc sẽ giảm sự bay hơi của NH3, giúp giữ lại nitơ để bón cho cây trồng.
3.8 Ứng dụng của phèn nhôm trong y tế
Trong y tế, phèn nhôm được dùng để cầm máu và sát trùng các vết thương nhẹ. Chất này có tác dụng làm se bề mặt mô và kháng khuẩn nhẹ, giúp ngăn chảy máu và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài hai công dụng phổ biến trên, phèn nhôm còn là nguyên liệu để sản xuất các loại thuốc mỡ trị viêm da, hăm da.
3.9 Phèn nhôm có thể xử lý mùi hôi trong nhà vệ sinh
Một trong những ứng dụng quen thuộc của phèn nhôm là khử mùi hôi trong nhà vệ sinh. Bạn có thể nghiền phèn chua thành bột mịn, rắc đều một lớp mỏng quanh miệng cống, sàn nhà hoặc góc tường để khử mùi. Nếu không thích dùng dạng bột bạn có thể hòa với nước ấm rồi đổ xuống cống. Sau khi dùng phèn chua, bạn nên đặt thêm vỏ cam, vỏ chanh hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu để kéo dài hiệu quả khử mùi.

3.10 Phèn nhôm dùng trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm, phèn nhôm được dùng làm thuốc thử để nhận biết các chất có chứa ion nhôm, ion sunfat hoặc nước. Khi cho dung dịch phèn nhôm vào dung dịch có chứa ion Al3+, nó sẽ tạo ra kết tủa trắng. Nó còn được dùng để nghiên cứu phản ứng thủy phân và tính axit của các loại muối.
4. Cách bảo quản phèn nhôm sunfat mà bạn nên biết
Phèn nhôm sunfat ở dạng tinh thể nên rất dễ hút ẩm. Vì vậy, sau khi tìm hiểu các ứng dụng của phèn nhôm, đến phần này LifeVista sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản hóa chất này tốt nhất:
- Để phèn nhôm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao. Vì nếu để phèn nhôm hút ẩm nó sẽ bị vón cục và bị phân hủy.
- Không để phèn ở nơi có nhiệt độ cao, tránh ánh nắng trực tiếp vì nhiệt độ quá cao có thể làm giảm hiệu quả của phèn nhôm.
- Nên đựng phèn trong bao bì kín, sau khi đã mở bao bì cần cột kín miệng bao ngay sau khi sử dụng.
- Phèn nhôm cũng là một loại hóa chất, do vậy cần để ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em. Hình dạng của phèn tương tự như đường phèn, do vậy cần để trong bao có rõ nhãn mác để tránh sử dụng nhầm lẫn.
5. Một số lưu ý nhỏ để bạn có thể sử dụng phèn nhôm hiệu quả
Sau khi nắm được cách bảo quản phèn nhôm đúng, tiếp theo đây sẽ là một số lưu ý quan trọng để sử dụng phèn hiệu quả nhất:
- Sử dụng đúng liều lượng: Dùng quá nhiều phèn nhôm có thể làm tăng dư lượng nhôm trong nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Dùng quá ít sẽ làm giảm hiệu quả làm trong nước của phèn nhôm.
- Pha phèn nhôm đúng cách: Cần phải pha loãng phèn nhôm với nước trước khi sử dụng để hóa chất phát huy tác dụng nhanh hơn.
- Sử dụng nước sạch để pha phèn nhôm: Nên pha loãng phèn bằng nước lọc hoặc nước sạch vì tạp chất sẽ làm giảm hiệu quả của hóa chất.
- Kiểm tra độ pH nước trước khi sử dụng: Phèn nhôm hoạt động tốt trong khoảng pH từ 5 – 7, trước khi dùng nên kiểm tra pH của nước, nếu pH quá cao cần dùng thêm hóa chất để cân bằng.
- Khuấy trộn đều: Sau khi thêm phèn nhôm vào nước, bạn cần phải khuấy để phèn phân tán đều trong nước và tăng hiệu quả keo tụ.
- Cần thời gian lắng cặn: Phèn nhôm sau khi cho vào nước cần để yên lắng trong một thời gian để các cặn và tạp chất có thời gian lắng xuống đáy.
- Kiểm tra sau khi dùng hóa chất: Dung dịch phèn nhôm có tính axit nhẹ nên có thể làm giảm pH của nguồn nước sau khi xử lý. Để đảm bảo chất lượng nguồn nước đầu ra bạn cũng nên kiểm tra lại pH sau khi sử dụng.

6. Câu hỏi thường gặp về chủ đề ứng dụng của phèn nhôm
6.1 Phèn nhôm có làm sạch nước giếng khoan được không?
Phèn nhôm có thể làm sạch nước giếng khoan vì nó có tác dụng lắng cặn làm trong nước. Tuy nhiên nó không thể xử lý hoàn toàn được các loại vi sinh vật, kim loại nặng và tạp chất hóa học. Để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, bạn nên dùng thêm các biện pháp khử trùng khác như lọc cát, than hoạt tính hoặc đèn UV.
6.2 Có thể dùng phèn nhôm để xử lý nước mưa uống được không?
Phèn nhôm có thể dùng để làm trong nước mưa nhưng bạn không nên uống nước mưa khi chỉ xử lý bằng phèn nhôm. Vì nước mưa thường chứa nhiều bụi bẩn nhưng phèn nhôm chỉ có thể làm trong nước, không thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn, virus và các kim loại nặng.
6.3 Sử dụng phèn nhôm làm thuốc khử mùi có ảnh hưởng gì đến da không?
Dùng phèn nhôm để khử mùi hôi nách, mùi hôi chân là cách dân gian khá phổ biến. Tuy nhiên dùng phèn trực tiếp lên da có thể gây khô da, kích ứng da (với người nhạy cảm), dùng lâu dài có thể tích tụ nhôm gây hại cho cơ thể.
6.4 Phèn nhôm có dùng để cải tạo đất không?
Rất nhiều bà con có lẽ đã biết được ứng dụng của phèn nhôm trong cải tạo đất. Phèn nhôm có thể dùng để hạ pH cho đất kiềm, nó không chỉ giúp trung hòa tính axit trong đất mà còn có tác dụng ức chế các vi sinh vật có hại. Tuy nhiên phèn nhôm có thể làm hại đến vi khuẩn cố định đạm trong đất nên khi sử dụng cần kiểm soát liều lượng thật kỹ.
6.5 Cách dùng phèn nhôm để hạ pH đất trồng cây như thế nào?
Đầu tiên, bạn cần dùng bộ test hoặc máy đo pH để xác định mức pH hiện tại của đất. Dựa vào đó tính toán mức pH cần hạ và tính toán lượng phèn nhôm cần sử dụng (khoảng 1 – 5kg/100m2/lần). Sau đó rải phèn nhôm lên bề mặt đất, tưới nước thật đẫm để phèn tan ngấm đều vào đất. Sau khi hạ pH bằng phèn nhôm, bạn nên dùng thêm phân bón hữu cơ hoặc phân vi sinh để cải thiện độ tơi xốp và cân bằng dinh dưỡng cho đất trồng.
7. Kết
Trên đây LifeVista đã giới thiệu đến bạn đọc 10 ứng dụng của phèn nhôm phổ biến nhất. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã chia sẻ thêm cách bảo quản và những lưu ý để sử dụng hóa chất này hiệu quả hơn. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách dùng phèn nhôm sunfat. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến phèn hoặc cần mua hóa chất trợ lắng, hãy gọi ngay qua hotline để được giải đáp bạn nhé!