Ô nhiễm nước hồ bơi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, có thể từ người bơi, từ thiết bị hoạt động kém, do mất cân bằng hoá học hoặc do môi trường xung quanh… Nhiều trường hợp xử lý mãi mà bể bơi không sạch vì không phát hiện được lý do chính để xử lý triệt để. Do vậy, trong bài viết này LifeVista sẽ chia sẻ 10 nguyên nhân làm ô nhiễm nước bể bơi phổ biến nhất. Hãy theo dõi để có thêm kinh nghiệm xử lý nước bể bơi bạn nhé!
1. Ô nhiễm nước hồ bơi là gì?
Ô nhiễm nước hồ bơi là tình trạng nước trong hồ bơi bị nhiễm các chất bẩn, vi sinh vật, hóa chất hoặc các tạp chất làm giảm chất lượng nước. Quan sát bằng mắt thường bạn có thể nhận thấy các biểu hiện như nước hồ chuyển màu xanh, thành và đáy bể bám nhiều rong rêu, một số trường hợp còn có mùi hôi và mùi clo nồng nặc.

Khi nước bể bơi bị ô nhiễm mà không được xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bơi, gây ra các bệnh về da, đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, nếu nước hồ bị bẩn còn làm thiết bị hư hỏng nhanh hơn, làm tăng chi phí thay thế và bảo trì. Tình trạng này kéo dài không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền bạc mà còn giảm uy tín của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.
Xem thêm: 5 loại hóa chất xử lý nước hồ bơi tốt và hiệu quả nhất hiện nay
2. 10 nguyên nhân làm ô nhiễm nước hồ bơi mà bạn nên biết
Hiểu rõ nguyên nhân gây ô nhiễm là rất cần thiết để tìm cách xử lý hiệu quả. Dưới đây LifeVista sẽ tổng hợp 10 nguyên nhân phổ biến gây làm nước hồ bơi bị ô nhiễm. Cụ thể như sau:
2.1 Chất bẩn từ cơ thể người đi bơi – nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước hồ bơi chính
Một trong những nguyên nhân hàng đầu làm ô nhiễm nước hồ bơi là chất bẩn từ cơ thể người bơi. Mồ hôi, da chết, dầu trên da, mỹ phẩm, kem chống nắng và cả nước tiểu khi hòa tan vào nước sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn và tảo phát triển. Khi lượng người sử dụng bể quá đông mà hệ thống lọc nước không xử lý kịp, nước sẽ bị đục, xuất hiện nhiều cặn lơ lửng trong nước.
Các hồ bơi công cộng bán vé cho khách bơi thường xuyên gặp phải tình trạng này, do tần suất sử dụng hằng ngày cực kỳ lớn. Đặc biệt vào những ngày lễ, cuối tuần, dịp hè có nhiều khách đến giải nhiệt. Những hồ bơi này cần phải được vệ sinh hằng ngày và trang bị hệ thống bơm lọc chất lượng để không bị quá tải.
2.2 Ô nhiễm nước bể bơi do vi rút, vi khuẩn
Vi rút và vi khuẩn là một trong những tác nhân tiềm ẩn gây ô nhiễm nước hồ bơi, bằng mắt thường không thể nhìn thấy chúng. Nguồn xuất phát chủ yếu đến từ người bơi, nhất là những người bị bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, nếu bể bơi không được vệ sinh hút cặn thường xuyên, lâu ngày tích tụ chất bẩn cũng tạo điều kiện xuất hiện các virut gây bệnh như E.coli, Pseudomonas, Adenovirus, Cryptosporidium hay Giardia.
Những loại vi khuẩn, virut trên có thể gây ra nhiều bệnh như tiêu chảy, viêm da, đau mắt đỏ, viêm tai giữa. Các bệnh lý này khá nguy hiểm với trẻ nhỏ và người lớn có hệ miễn dịch yếu.
2.3 Tảo bùng phát trong bể bơi – nguyên nhân gây ô nhiễm nước hồ bơi mà bạn cần nên biết
Tảo là một trong những tác nhân phổ biến gây ô nhiễm nước hồ bơi. Khi lượng tảo trong bể sinh sôi quá nhanh, nước hồ sẽ chuyển sang màu xanh, nước hơi đục, có mùi tanh. Rêu bám vào thành và đáy bể gây trơn trượt, gây nguy hiểm cho người bơi. Tảo bùng phát và tích tụ trong bể bơi còn tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển nhiều hơn.
Nguyên nhân làm bùng phát tảo trong bể bơi là do nồng độ Clo dư trong nước hồ bơi quá ít, độ pH không ổn định và hệ thống lọc hoạt động không hiệu quả. Các chất hữu cơ từ lá cây, bụi bẩn và mồ hôi của người bơi tích tụ nhiều mà không được vệ sinh thường xuyên cũng làm xuất hiện nhiều tảo.

2.4 Hệ thống lọc nước tuần hoàn kém chất lượng
Hệ thống lọc nước tuần hoàn bao gồm các thiết bị như máy bơm bể bơi, bình lọc hồ bơi và các phụ kiện cấp thoát nước. Hệ thống này có tác dụng lọc bỏ các tạp chất, rác vụn, giúp nước luôn trong, hạn chế tảo và vi khuẩn phát triển. Nếu hệ thống lọc hoạt động không hiệu quả, cặn bẩn không được lọc sạch sẽ tạo môi trường để rêu tảo và vi khuẩn sinh sôi.
Một trong những nguyên nhân khiến hệ thống lọc kém hiệu quả là do thiết bị kém chất lượng. Nhiều chủ hồ bơi ưu tiên mua hàng giá rẻ thay vì hàng bền, dùng một thời gian máy móc sẽ bị hư hỏng. Nếu không được phát hiện và sửa chữa kịp thời sẽ làm ô nhiễm hồ bơi.
2.5 Sử dụng hóa chất xử lý nước hồ bơi chưa đúng cách
Hóa chất hồ bơi thường được dùng để xử lý rêu tảo, vi sinh vật trong bể bơi, giúp nước hồ luôn trong sạch. Tuy nhiên nếu người sử dụng hóa chất không có nhiều kinh nghiệm, có thể mắc phải các sai lầm khiến tình trạng ô nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
Một trong những sai lầm phổ biến nhất là dùng thiếu liều lượng. Khi dùng quá ít hóa chất lượng Clo không đủ nhiều để khử trùng, tạo điều kiện để vi khuẩn và rêu tảo gây bệnh phát triển. Lúc này bể bơi sẽ bị đục, chuyển xanh, có mùi hôi và bề mặt trơn nhớt.
Ngoài ra, nếu pha hóa chất trực tiếp vào nước mà không hòa tan, kết hợp các loại hóa chất không tương thích cũng gây hại cho bể bơi. Dùng hóa chất xử lý nước sai cách không chỉ làm giảm hiệu quả xử lý nước và hư hại thiết bị mà còn làm hại đến người bơi (cay mắt, kích ứng da).
2.6 Không vệ sinh hồ bơi định kỳ – nguyên nhân gây ô nhiễm nước hồ bơi khá phổ biến
Một nguyên nhân gây ô nhiễm nước hồ bơi khá phổ biến là không vệ sinh định kỳ. Trong quá trình sử dụng, hồ bơi (nhất là hồ bơi ngoài trời) sẽ tích tụ lá cây, rác bẩn, tóc, dầu nhờn và mỹ phẩm từ người bơi… Nếu không được vệ sinh hút cặn thường xuyên, các chất bẩn này tích tụ lâu ngày trong nước sẽ phân hủy tạo ra môi trường cho vi khuẩn, nấm mốc và tảo sinh sôi. Ngoài ra, lâu ngày không vệ sinh hồ bơi còn làm cho thiết bị lọc bị quá tải. Lâu dần sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn, không lọc được các cặn bẩn trong nước.
Vì vậy, mỗi bể bơi nên được dọn dẹp vệ sinh ít nhất 2 lần mỗi tuần, có thể nhiều hơn nếu tần suất sử dụng cao. Khi vệ sinh cần phải hút cặn, chà thành hồ, chà đáy bể và vệ sinh thiết bị lọc. Nếu bạn không có đội ngũ chuyên vệ sinh, có thể tham khảo dịch vụ bảo trì vệ sinh hồ bơi của LifeVista. Nhân viên của công ty sẽ đến và thực hiện các công đoạn xử lý nước từ A – Z, giúp chủ hồ bơi tiết kiệm tiền thuê nhân công theo tháng.

2.7 Nước hồ bơi bị ô nhiễm do môi trường nước xung quanh
Môi trường nước xung quanh nhiều cây và bụi bẩn cũng góp phần làm bể bơi bị ô nhiễm nhiều hơn. Nếu hồ bơi nằm ở ngoài trời hoặc gần ao hồ, cống rãnh thì rất dễ bị bẩn do bùn đất, vi khuẩn, lá cây, phân chim cuốn theo nước mưa trôi vào bể. Vào mùa mưa, nước mưa tràn vào bể còn có thể mang theo kim loại nặng, làm thay đổi độ pH, giảm nồng độ Clo dư khiến nước bị đục và có mùi tanh hôi.
Những hồ bơi không có mái che, không được chắn bằng lưới hoặc không được vệ sinh sau các trận mưa lớn thường rất dễ bị nhiễm bẩn và bùng phát tảo. Do vậy khi xây bể bơi cần chú ý đến vị trí và thiết kế hệ thống thoát nước. Đặc biệt phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nước sau mưa lớn hoặc bão.
2.8 Số lượng người bơi quá tải cũng làm cho nước hồ bơi bị ô nhiễm
Mỗi một người bơi đều sẽ mang xuống hồ rất nhiều chất bẩn, có thể là mồ hôi, dầu thừa, da chết, vi khuẩn, mỹ phẩm và cả nước tiểu. Tổng lượng bụi bẩn cùng rơi vào hồ một thời điểm thì hệ thống lọc sẽ không thể xử lý kịp. Do vậy khi số lượng người bơi quá đông so với công suất của bể thì nước sẽ bị ô nhiễm rất nhanh.
Những ai thường đi bơi vào cuối tuần hoặc ngày lễ sẽ dễ dàng nhận thấy điều này. So với buổi sáng những ngày trong tuần, ngày cuối tuần và lễ nước thường bẩn hơn, nhiều cặn nhiều tóc hơn. Tình trạng này thường xảy ra ở các hồ bơi công cộng, hồ khách sạn và resort.

2.9 Không tiến hành kiểm tra thông số nước thường xuyên
Một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm nước hồ bơi là mất cân bằng hóa học. Rất nhiều người không biết tới nguyên nhân này, chỉ những người tìm hiểu sâu về cách vận hành hồ bơi mới hiểu rõ. Các chỉ số cần cân bằng trong bể bơi bao gồm pH, nồng độ Clo, độ kiềm, độ cứng canxi và tổng chất rắn hòa tan.
Các chỉ số này nếu không thường xuyên kiểm tra điều chỉnh dễ dẫn đến mất cân bằng hóa học trong nước hồ bơi. Lúc này sẽ xảy ra một loạt vấn đề như nước đục, bốc mùi hôi, nước nổi bọt, xuất hiện rêu tảo…
2.10 Chất thải từ công trình xung quanh
Nếu hồ bơi nằm gần các công trình xây dựng mà không được che chắn kỹ sẽ dễ bị nhiễm bẩn từ bụi xi măng, cát, sơn, vôi, hóa chất chống thấm… Các chất này rơi vào bể bơi sẽ làm nước bị đục, đổi màu, làm mất cân bằng pH và thậm chí là mất cân bằng hóa học nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, bụi mịn từ xi măng và cát tích tụ lâu ngày trong nước còn làm tắc nghẽn hệ thống lọc, làm giảm hiệu suất xử lý nước.
Nếu hồ bơi của bạn nằm ở gần các khu vực thi công, cần phải lắp đặt mái che, hàng rào chắn bụi và lưới phủ lên bề mặt. Ngoài ra cần thường xuyên kiểm tra nước để kịp thời xử lý trước khi nước bị ô nhiễm quá nặng.
2.11 Ảnh hưởng từ thời tiết và môi trường xung quanh
Những yếu tố thời tiết như mưa, nắng, và nhiệt độ thay đổi là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm nước hồ bơi. Cụ thể như sau:
- Mưa: Nước mưa cuốn theo bụi bẩn, đất cát, lá cây và các vi sinh vật vào hồ, làm tăng lượng tạp chất và làm thay đổi nồng độ Clo khử trùng trong bể, tạo điều kiện cho rêu tảo phát triển.
- Gió: Những hồ bơi có nhiều cây cối xung quanh rất dễ bị ô nhiễm, khi gió lớn sẽ cuốn theo rác, lá cây, côn trùng và bụi bẩn từ môi trường xung quanh vào hồ.
- Ánh nắng mặt trời: Khi trời nắng gắt Clo sẽ bay hơi nhanh, làm giảm hiệu quả diệt khuẩn.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ nước giữa ngày và đêm chênh lệch làm giảm hiệu quả của hóa chất xử lý nước, từ đó rêu tảo và vi khuẩn sẽ sinh sôi nhiều hơn.
Bên cạnh thời tiết, môi trường xung quanh bể bơi nếu có nhiều cây xanh, khu công nghiệp hoặc đường lớn thì nguy cơ ô nhiễm càng cao.
2.12 Sử dụng nguồn nước kém chất lượng
Nước hồ bơi có thể bị ô nhiễm nếu sử dụng nguồn nước cấp chưa qua xử lý như nước giếng khoan, nước từ ao hồ. Nước từ các nguồn này thường hay bị nhiễm phèn, nhiễm sắt và có nhiều vi khuẩn. Nếu bạn không xử lý kỹ mà bơm luôn vào hồ thì nước hồ bơi sẽ bị mất cân bằng hóa học. Dẫn đến các hiện tượng như nước đục, nước chuyển màu (xanh, đỏ, vàng) và có mùi lạ.
Nhiễm sắt và mangan là hai trường hợp phổ biến nhất. Hai kim loại này phản ứng với Clo sẽ tạo ra kết tủa. Thành hồ và đáy hồ sẽ bị hoen ố, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm tuổi thọ của thiết bị bể bơi. Để tránh điều này, bạn nên lắp đặt hệ thống lọc sơ bộ (lọc cát, than hoạt tính) để lọc bớt các chất gây ô nhiễm trong nguồn nước cấp.

3. Một số dấu hiệu nước hồ bơi bị ô nhiễm mà bạn cần nên biết
Nhận biết sớm các dấu hiệu ô nhiễm nước hồ bơi sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc xử lý và duy trì chất lượng nước. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến cho thấy nước hồ bơi đang gặp vấn đề:
3.1 Nước đổi màu
Nước đổi màu là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy bằng bằng thường nhất. Mỗi màu sắc là do các nguyên nhân khác nhau:
- Nước đổi màu vàng: Nguyên nhân có thể là do tảo vàng phát triển hoặc do nước bị nhiễm sắt. Tảo vàng là xuất hiện do hồ bơi không được vệ sinh thường xuyên, nước nhiễm sắt có thể là do nguồn nước cấp bị ô nhiễm hoặc do rỉ sắt từ các thiết bị bể bơi.
- Nước đổi màu đen hoặc bạc mờ: Nguyên nhân là do hệ thống lọc hoạt động không hiệu quả, cát và sỏi trong bình lọc bị hao hụt sau nhiều năm sử dụng, dẫn đến hiệu quả lọc kém.
- Nước hồ bơi bị đục như màu nước vo gạo: Nước đục có thể là do nồng độ Clo hoặc pH quá cao, hóa chất không tan đều sẽ làm nước bị đục. Ngoài ra khi nồng độ Clo và pH thấp, rong rêu phát triển nhiều cũng khiến nước bị đục và gây ra mùi tanh khó chịu.

Xem thêm: Top 3 cách xử lý nước có độ pH cao đơn giản, hiệu quả cho hồ bơi
3.2 Xuất hiện mùi lạ, khó chịu, hôi thối
Nước hồ bơi sạch thường không có mùi. Nếu bạn đi đến một bể bơi và nghe thấy mùi clo quá nồng, mùi tanh hoặc mùi thối thì đây là dấu hiệu cho thấy nước đang bị ô nhiễm. Nguyên nhân làm xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm nước hồ bơi này là nước bị mất cân bằng hóa học hoặc bể tích tụ quá nhiều chất hữu cơ.
3.3 Xuất hiện váng dầu, cặn bẩn trong bể và mặt nước
Hồ bơi xuất hiện váng dầu mỏng trên bề mặt và có nhiều cặn bẩn lơ lửng trong nước là dấu hiệu cảnh báo nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể là do mỹ phẩm, kem chống nắng, lá cây rụng hoặc do bụi bẩn tích tụ lâu ngày.
Nếu nước hồ bơi có các biểu hiện trên mà người bơi vẫn sử dụng bể, có thể sẽ bị ngứa ngáy, nổi mẩn, đỏ mắt hoặc cay mắt. Nếu bạn đi bơi và gặp phải tình trạng này, nên lên bờ ngay lập tức vì đây là dấu hiệu cảnh báo bể bơi bị ô nhiễm nặng.
4. Cách xử lý nước hồ bơi chi tiết nhất mà bạn nên biết
Sau khi nắm rõ nguyên nhân và các dấu hiệu, bạn cần phải biết được cách xử lý nước hồ bơi bị ô nhiễm. Sau đây là hướng dẫn chi tiết nhất:
4.1 Xác định nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước hồ bơi
Việc đầu tiên cần làm là xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm. Bạn có thể dùng bộ test nước để đo các chỉ số quan trọng như pH và Clo dư, đặc biệt là độ pH. Chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến cân bằng hóa học trong bể và hiệu quả của các hóa chất xử lý nước. Theo dõi độ pH và lượng Clo dư sẽ giúp người bảo trì bể bơi kịp thời phát hiện tình trạng ô nhiễm.
Sau khi xác định được nguyên nhân ô nhiễm bạn mới có thể đưa ra phương án xử lý. Tùy theo nguyên nhân, bạn có thể áp dụng cách xử lý nguồn nước cấp, bảo trì bộ lọc, điều chỉnh lượng hóa chất hoặc tăng cường thời gian vệ sinh.

4.2 Vệ sinh hồ bơi bằng phương pháp vật lý
Trước khi bắt đầu xử lý ô nhiễm nước hồ bơi, bạn cần phải dọn sạch các loại rác và cặn bẩn có trong bể. Đầu tiên nên dùng vợt vớt rác để hớt lá, cành cây khô, rác thải lớn có trên bề mặt. Sau đó dùng chổi cọ bể bơi để chà sạch rong rêu bám trên thành và đáy hồ. Cuối cùng cần sử dụng bàn hút hồ bơi và ống mềm để dọn sạch các cặn bẩn rơi ra.
4.3 Tiến hành đo chi tiết các thông số nước
Sau khi kiểm tra thông số cơ bản nhưng chưa xác định được nguyên nhân chính, bạn có thể dùng các dụng cụ chuyên dụng để đo chi tiết các thông số như:
- Tổng kiềm: Chỉ số ảnh hưởng đến pH, nếu tổng kiềm quá cao sẽ làm nước bị đục và việc điều chỉnh pH khá khó khăn.
- Độ cứng canxi: Độ cứng canxi quá thấp thì nước sẽ ăn mòn bề mặt các thiết bị hồ bơi bằng kim loại. Nếu độ cứng canxi quá cao sẽ tạo cặn canxi làm nước bị đục.
- Tổng chất rắn hòa tan (TDS): Là tổng lượng các chất hòa tan có trong nước, bao gồm muối và các khoáng chất. Khi TDS quá cao nước sẽ bị đục và hiệu quả của hóa chất xử lý nước bị giảm.
Các chỉ số này giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nước hồ bơi, giúp bạn xác định đúng nguyên nhân để đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Xem thêm: Top 3 cách xử lý nước có độ pH cao đơn giản, hiệu quả cho hồ bơi
4.4 Tiến hành quá trình sử dụng clo cho bể bơi
Sau khi làm sạch sơ bộ, bước tiếp theo là bổ sung hóa chất xử lý nước, nhất là hóa chất Clo để tiêu diệt vi khuẩn, virus và các loại rêu tảo. Hóa chất Clo được dùng để khử trùng, trên thị trường hiện nay có nhiều loại hóa chất Clo như Clorin dạng viên, Clorin dạng bột hoặc Clo dạng nước (nước Javen).
Để tăng hiệu quả của Clo, bạn phải sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Tùy theo nồng độ và trạng thái, mỗi loại sẽ có một cách dùng khác nhau. Bạn có thể tham khảo cách xử lý chuẩn ở các đơn vị chuyên phân phối hóa chất Clo.

4.5 Tiến hành diệt tảo, trợ lắng
4.5.1 Tiến hành diệt tảo (nếu có tảo trong hồ)
Bên cạnh việc dùng Clo để khử trùng diệt khuẩn, nếu tình trạng ô nhiễm nước hồ bơi do rêu tảo, bạn cần phải dùng hóa chất để diệt tảo. Phương pháp xử lý tảo được nhiều chủ hồ bơi áp dụng nhất là sốc Clo, tức là dùng một lượng Clo gấp 3 – 4 lần so với bình thường.
Xem thêm: TOP 3 hóa chất diệt rêu tảo hồ bơi hiệu quả, phổ biến
4.5.2 Tiến hành quá trình trợ lắng cho hồ
Sau khi diệt tảo, bạn cần dùng thêm hóa chất trợ lắng để thu gom các cặn bẩn lơ lửng trong nước. Chất trợ lắng có thể là PAC hoặc phèn nhôm, hai chất này sẽ gom các hạt mịn thành các mảng lớn dễ dàng lắng xuống đáy để hút bỏ nhanh hơn.
4.6 Tiến hành kiểm tra hệ thống lọc nước, cho chạy hệ thống lọc nước
Sau khi châm hóa chất trợ lắng, bạn nên bật hệ thống lọc để hóa chất được hòa tan đều trong bể. Chỉ nên bật khoảng 2 tiếng, sau đó tắt và chờ khoảng 6 – 8 tiếng để các cặn bẩn lắng xuống đáy. Trước khi bật bộ lọc nên tiến hành kiểm tra đường ống, van, bơm và cát lọc. Nếu cát lọc quá lâu chưa thay cần thay mới để hiệu suất lọc tốt hơn.

4.7 Tiến hành hút đáy hồ bơi lần 2, thay một phần nước bể bơi
Sau khi sử dụng hóa chất diệt tảo, các tạp chất như cặn, rêu, tảo chết sẽ chìm xuống đáy. Bạn cần phải hút đáy một lần nữa để dọn sạch các cặn bẩn, giúp nước hồ trong sạch trở lại. Ngoài ra, hút đáy hồ lần 2 còn giúp hỗ trợ giảm tải cho bộ lọc, nếu quá nhiều cặn bẩn đi qua sẽ làm bình lọc mau hỏng hơn.
Khi xảy ra tình trạng ô nhiễm nước hồ bơi (xuất hiện rêu tảo, đổi màu, có mùi hôi) thì các hóa chất không thể giải quyết hoàn toàn. Nếu bạn muốn khôi phục bể bơi sạch đẹp như ban đầu thì nên xả bỏ và thay mới một phần nước trong bể.
4.8 Kiểm tra lại thông số nước lần 2
Sau khi châm hóa chất xử lý nước, bạn cần phải dùng bộ test để kiểm tra chỉ số pH và Clo dư trước khi đưa vào sử dụng. Ngưỡng lý tưởng của pH là khoảng 7.2 – 7.6, Clo dư là 1 – 3ppm. Nếu hai chỉ số này nằm ngoài ngưỡng cân bằng sẽ gây hại đến sức khỏe người dùng và giảm tuổi thọ của thiết bị bể bơi.
4.9 Tiến hành sử dụng bạt phủ và duy trì hóa chất bể bơi
Nếu bể bơi của bạn nằm ở nơi có nhiều cây cối và bụi bẩn, để hạn chế tình trạng ô nhiễm nước hồ bơi, bạn nên gắn mái che hoặc phủ bạt. Sau khi dùng hóa chất xử lý nước bể bơi, để duy trì khả năng khử trùng, bạn nên thường xuyên kiểm tra nồng độ Clo dư và pH. Nếu thấy hai chỉ số này vượt ngưỡng an toàn thì nên điều chỉnh để duy trì chất lượng nước.

5. Những câu hỏi thường gặp về chủ đề ô nhiễm nước hồ bơi
5.1 Tại sao nước hồ bơi bị đục dù tôi đã thay nước đầy đủ?
Nước hồ bơi vẫn bị đục dù bạn đã thay nước đầy đủ. Bởi vì tảo, vi khuẩn và cặn bẩn vẫn còn bám dính trong hồ bơi hoặc sau khi thay nước bạn không thực hiện xử lý theo tiêu chuẩn nên nước vẫn bị đục trở lại.
5.2 Làm sao để biết nước bể bơi đang bị ô nhiễm?
Để nhận biết bể bơi đang bị ô nhiễm, bạn có thể quan sát bằng mắt thường hoặc ngửi mùi. Nếu màu sắc của nước thay đổi (chuyển xanh, đỏ hoặc vàng), có mùi lạ hoặc bị đục thì chứng tỏ bể bơi của bạn đang bị ô nhiễm. Ngoài ra, nếu người bơi bị kích ứng da và mắt thì bạn cũng nên kiểm tra lại chất lượng nước trong bể.
5.3 Vì sao lại ngứa khi hồ bơi vẫn sạch?
Bạn cảm thấy ngứa trong khi hồ bơi vẫn sạch có thể là do độ pH trong nước quá cao và hóa chất dư thừa (nhất là Clo). Độ pH cao sẽ làm nước kiềm hơn, gây kích ứng cho da và mắt; nồng độ Clo dư quá cao cũng khiến người bơi bị khô da và ngứa ngáy.
5.4 Tại sao nước hồ bơi bị đục trong khi các thông số nước vẫn ổn định?
Bạn nhìn thấy nước hồ bơi bị đục trong khi pH và Clo vẫn đạt chuẩn. Nguyên nhân là do các cặn bẩn lơ lửng quá nhiều, hệ thống lọc không xử lý triệt để. Cũng có thể là do sự có mặt của các loại tảo nhỏ, tuy chúng không làm đổi màu nước nhưng sẽ khiến nước lờ mờ và không được trong như bình thường.
6. Kết
Trên đây là 10 nguyên nhân gây ô nhiễm nước hồ bơi phổ biến nhất. Nắm được các tác nhân này sẽ giúp bạn xử lý các vấn đề ở bể bơi nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nếu bạn đang gặp rắc rối với bể bơi của mình nhưng chưa biết cách giải quyết, hãy liên hệ với LifeVista để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!