Cách phân biệt nước cứng và nước mềm cực đơn giản

nước cứng và nước mềm

Nguồn nước dùng trong sinh hoạt và sản xuất hiện nay tới từ rất nhiều nguồn. Có thể được lấy từ sông, suối hoặc ao hồ nên không biết đâu là nước mềm, đâu là nước cứng. Trong bài viết này LifeVista sẽ chia sẻ cách phân biết nước cứng và nước mềm đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. Theo dõi ngay để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích bạn nhé!

Mục lục

1. Nước cứng và nước mềm là gì?

Nước mềm là nước có hàm lượng khoáng chất hòa tan cực thấp, nồng độ ion canxi và magie ít hơn 17 phần triệu (ppm). Phần lớn nước mềm có ở các khu vực ít khoáng chất như than bùn, đá macma (đá granite) hoặc đá sa thạch.

Ngược lại, nước cứng là nước có hàm lượng khoáng chất hòa tan cao hơn rất nhiều so với nước mềm, khoảng 60 phần triệu (ppm). Độ cứng của nước phụ thuộc vào địa chất của khu vực. Ví dụ như nước chảy qua đá phấn và đá vôi có độ cứng cao hơn so với nước cứng ở khu vực đá granite.

 

nước cứng và nước mềm là gì
Hai loại nước cứng và nước mềm

Xem thêm: Nước cứng là gì? Nước cứng ảnh hưởng đến bể bơi ra sao?

2. So sánh sự khác nhau giữa nước cứng và nước mềm

Sự khác biệt lớn nhất của nước cứng và nước mềm là nồng độ khoáng chất hòa tan. Nước cứng thường có nhiều ion canxi và magie, trong khi đó nước mềm có rất ít hoặc hoàn toàn không có. Dưới đây là bảng so sánh nước cứng – nước mềm chi tiết:

Tiêu chí Nước cứng Nước mềm
Thành phần hóa học Chứa nhiều khoáng chất hòa tan, chủ yếu là ion canxi (Ca²⁺), magiê (Mg²⁺) Hàm lượng khoáng chất thấp, rất ít Ca²⁺ và Mg²⁺
Màu sắc Thường không khác biệt so với nước mềm, có thể đục nhẹ khi nhiều khoáng chất Trong suốt, ít khi có màu hoặc cặn
Mùi vị Vị ngọt dễ uống Vị đắng hoặc không có vị
Tác động đến thiết bị, sức khỏe Dễ đóng cặn ở thiết bị, đường ống

Giảm hiệu suất thiết bị

Da tóc dễ khô ráp

Không tốt cho người bị bệnh thận

Không đóng cặn thiết bị

An toàn cho thiết bị

Dịu nhẹ cho da, tóc

Ứng dụng trong đời sống, sản xuất Dùng uống để bổ sung khoáng cho cơ thể nhưng bất tiện cho sinh hoạt, công nghiệp Thích hợp dùng sinh hoạt, giặt giũ, thiết bị gia đình, hồ bơi, công nghiệp

Xem thêm: Những tác hại của nước cứng đối với cơ thể người mà bạn nên biết

3. Cách nhận biết nước cứng và nước mềm cực đơn giản

Để biết được nước đang dùng là nước cứng hay nước mềm, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

3.1 Nhận biết bằng mắt thường

Bạn có thể phân biệt nước cứng và nước mềm bằng màu sắc, nước cứng thường có màu đục hơn so với nước mềm. Tuy nhiên, những nguồn nước có độ cứng thấp thì màu sắc không có nhiều khác biệt, lúc này bạn cần quan sát các thiết bị xung quanh. Nếu thấy có cặn canxi bám lên ấm đun, vòi nước, máy bơm, bình lọc, lồng giặt thì chứng tỏ nguồn nước bạn đang dùng là nước cứng.

cặn bám lên lồng máy giặt
Cặn bám lên lồng máy giặt là dấu hiệu của nước cứng

3.2 Nhận biết bằng mùi vị

Nước cứng có chứa nhiều khoáng chất nên thường có vị ngọt dễ uống hơn, còn nước mềm lại có vị đắng nhẩn khó uống. Rất nhiều người cảm nhận nước giếng (nước cứng) thường ngon hơn so với nước lấy từ máy lọc (nước mềm).

3.3 Nhận biết nước cứng bằng cách thử với xà phòng

Một cách dễ dàng để phân biệt nước cứng và nước mềm là dùng xà phòng cho vào nước. Cách thực hiện như sau: Đầu tiên cho vào chai sạch 1/3 nước, nhỏ vài giọt xà phòng (hoặc bột giặt) vào nước, lắc mạnh vài giây, sau đó quan sát hiện tượng trong chai nước.

Nếu nước tạo ít bọt, xuất hiện nhiều váng hoặc cặn trắng lơ lửng thì đây là nước cứng. Nếu nước trong suốt và tạo nhiều bọt thì là nước mềm.

3.4 Kiểm tra bằng dụng cụ đo độ cứng của nước

Bên cạnh hai cách kiểm tra nhanh ở trên, bạn có thể dùng dụng cụ đo độ cứng để xác định chính xác hơn. Hai dụng cụ được sử dụng phổ biến nhất là bộ test và máy đo chuyên dụng. Bộ test cho kết quả nhanh chóng hơn, còn máy đo sẽ đưa ra chính xác độ cứng của nguồn nước.

test độ cứng của nước
Dụng dụng cụ để test độ cứng canxi của nước

Từ kết quả đo, bạn có thể đối chiếu với các mức độ cứng của nước để xác định nguồn nước đang sử dụng có phải là nước cứng hay không. Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), 4 mức độ cứng của nước dựa theo nồng độ ion canxi và magie như sau:

  • Nước mềm: Từ 0 – 60mg/l
  • Nước cứng vừa: Từ 61 – 120mg/l
  • Nước cứng: Từ 121 – 180mg/l
  • Nước rất cứng: Hơn 180mg/l

4. Nước cứng và nước mềm loại nào tốt hơn?

Nước cứng và nước mềm mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng ứng dụng khác nhau. Do vậy không thể nói chính xác loại nào tốt hơn mà phải dựa vào hoàn cảnh sử dụng.

4.1 Uống nước cứng bổ sung khoáng chất

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu uống nước có độ cứng vừa phải (dưới 120mg/L CaCO3) giúp bổ sung khoáng chất canxi và magie cần thiết cho cơ thể. Hai loại khoáng này không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn góp phần điều hòa hoạt động tim mạch và hệ thần kinh.

Tuy nhiên, nếu nguồn nước có độ cứng quá cao, uống hàng ngày sẽ gây ra các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Nguy hiểm hơn là nó còn làm tăng nguy cơ sỏi thận.

4.2 Dùng nước mềm cho sinh hoạt gia đình

Nước cứng và nước mềm loại nào tốt hơn? Trong sinh hoạt hằng ngày như nấu ăn, tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh là lựa chọn tốt nhất. Nước mềm giúp xà phòng tạo bọt tốt hơn, hạn chế gây cặn ở quần áo, giúp vải trở nên mềm mại hơn.

Dùng nước mềm còn hạn chế tình trạng đóng cặn trong đường ống nước và các thiết bị gia dụng như máy giặt, ấm đung nước, bình nóng lạnh. Từ đó giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị, tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay mới.

Đặc biệt, dùng nước mềm để tắm và gội đầu sẽ giúp da bạn không bị khô, tóc mềm mượt và giảm hẳn tình trạng xơ rối, gãy rụng. Ngoài ra khi dùng nước mềm để nấu ăn, hương vị thực phẩm sẽ không bị ảnh hưởng. Các thức uống như trà và cà phê cũng thơm ngon hơn, không có vị chát như khi dùng nước cứng để pha.

dùng nước mềm trong sinh hoạt
Dùng nước mềm trong sinh hoạt hằng ngày

4.3 Dùng nước mềm cho công nghiệp sản xuất

Nước cứng và nước mềm nên dùng loại nào? Trong công nghiệp sản xuất thì nước mềm là lựa chọn số một. Các nhà máy, xí nghiệp luôn lắp đặt hệ thống làm mềm nước cấp trước khi sử dụng cho dây chuyền sản xuất.

Nước mềm giúp ngăn ngừa tình trạng đóng cặn trong các thiết bị như nồi hơi, hệ thống làm mát, đường ống nước và các máy móc sản xuất khác. Nhờ đó, thiết bị hoạt động có năng suất cao hơn, tuổi thọ kéo dài, ít bị hư hỏng đột ngột. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoảng chi phí sửa chữa cực lớn.

5. Cách chuyển nước cứng thành nước mềm đơn giản nhất

Nước cứng và nước mềm dùng loại nào tốt hơn đã được giải đáp rõ. Nếu nguồn nước cấp đang là nước cứng thì bạn nên sử dụng một trong những phương pháp dưới đây để làm mềm nước:

5.1 Đun sôi để làm mềm nước cứng

Bạn chỉ cần cho nước vào ấm, đặt lên bếp và đun sôi nó. Khi nước sôi, các ion bicarbonate của canxi và magie trong nước cứng sẽ bị phân hủy, tạo thành kết tủa và lắng xuống đáy. Lớp nước ở trên là nước mềm đã được tách khoáng chất, có thể dùng để ăn uống hoặc nấu nướng.

Đây là cách chuyển nước cứng thành nước mềm đơn giản nhất, ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên nó chỉ có thể xử lý được một lượng nước nhỏ, phù hợp với gia đình, khó áp dụng quy mô lớn.

đun sôi làm mềm nước cứng
Đun sôi làm mềm nước cứng dùng để nấu ăn

5.2 Dùng hóa chất làm để xử lý nước cứng

Ngoài phương pháp nhiệt, bạn có thể sử dụng hóa chất Soda Na2CO3 (Soda Ash Light) để xử lý nước cứng. Soda Na2CO3 làm mềm nước bằng cách tạo kết tủa với các ion canxi và magie, giúp giảm độ cứng của nước. Soda có thể hòa tan và cho trực tiếp vào nước mà không cần dùng đến các thiết bị phức tạp. Hóa chất này cũng được bán rất nhiều trên thị trường, bạn có thể tìm mua nó một cách dễ dàng.

Nhờ những ưu điểm trên, soda Na2CO3 có thể dùng để làm mềm nước trong các hồ bơi lớn nhỏ, bể chứa nước và lò hơi công nghiệp…

Soda làm mềm nước cứng
Soda Na2CO3 làm mềm nước cứng

Xem thêm: Soda Na2CO3 là gì? Ứng dụng của Na2CO3 trong xử lý nước cứng

5.3 Sử dụng thiết bị lọc ứng dụng công nghệ RO hiện đại

Bạn cũng có thể sử dụng thiết bị lọc có công nghệ RO để làm mềm nước cứng. Công nghệ này có thể loại bỏ hơn 90% khoáng chất làm cứng nước, kim loại nặng, vi khuẩn và hóa chất độc hại. Sau khi lọc RO, nước còn được bổ sung thêm các khoáng chất thiết yếu, giúp nước có vị ngon ngọt, dùng để uống và nấu ăn rất ngon.

Nhược điểm của máy lọc RO là giá cả cao hơn so với các loại máy lọc nước thông thường. Do vậy nó thường được dùng để làm mềm nước trong các nhà máy, xí nghiệp, trường học và bệnh viện…

6. Câu hỏi thường gặp về chủ đề nước cứng và nước mềm

6.1 Nước cứng có uống được không?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nước cứng hoàn toàn có thể uống được và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu dùng ở mức bình thường. Thậm chí uống nước cứng còn bổ sung thêm khoáng chất canxi và magie cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên nước cứng không tốt cho những người bị thận và người có hệ tiêu hóa kém.

6.2 Nước máy là nước cứng hay nước mềm?

Tùy vào nguồn nước đầu vào và quy trình xử lý của địa phương, nước cứng có thể là nước cứng hoặc nước mềm. Nếu nước máy được lấy từ nước ngầm hoặc nước sông giàu khoáng chất, không xử lý làm mềm thì nước máy vẫn có độ cứng kha cao. Hiện nay, nhiều nhà máy cấp nước đã có bước xử lý giảm độ cứng nên hầu hết nước máy đều là nước mềm.

6.3 Nước trong hồ bơi là nước cứng hay nước mềm?

Nước trong hồ bơi thường là nước cứng, vì hồ bơi thường bị nhiễm khoáng chất từ nước mưa hoặc nguồn nước cấp đầu vào. Vì vậy các hồ bơi phải có hệ thống lọc và thường xuyên châm hóa chất để làm mềm nước. Nếu không hồ rất dễ bị đục, làm giảm thẩm mỹ và giảm tuổi thọ của thiết bị bể bơi.

Xem thêm: Hướng dẫn làm mềm nước cứng bể bơi cực hiệu quả mà bạn nên biết

6.4 Nước trong tự nhiên là nước cứng hay mềm?

Nước trong tự nhiên (nước ao, hồ, sông, suối, nước ngầm) chảy qua nhiều lớp đất đá nên có chứa nhiều khoáng chất. Do vậy nước tự nhiên thường là nước cứng toàn phần. Nếu sử dụng nguồn nước tự nhiên để cung cấp cho hồ bơi hoặc hệ thống sản xuất, cần phải dẫn qua hệ thống lọc để làm mềm, giảm thiểu tác hại từ cặn khoáng.

6.5 Dùng hóa chất làm mềm nước cứng có an toàn không?

Sử dụng hóa chất làm mềm nước an toàn cho mục đích sử dụng trong sinh hoạt. Ví dụ như tẩy rửa, giặt giũ, cấp nước cho hồ bơi… Nước dùng để uống và nấu ăn thì không nên dùng hóa chất làm mềm vì hóa chất dư có thể gây hại cho sức khỏe. Nước uống nên được xử lý bằng các phương pháp an toàn hơn như đun sôi, lọc nước RO…

7. Kết luận

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn 4 cách phân biệt nước cứng và nước mềm đơn giản, dễ thực hiện. Đồng thời bài viết cũng trả lời được thắc mắc nên chọn nước cứng hay nước mềm và cách làm mềm nước. LifeVista hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn biết được nước đang dùng là loại nào.

Bài viết này được đăng trong mục Tin tức
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận