Oxy già (hydrogen peroxide – H₂O₂) là hợp chất quen thuộc trong y tế và xử lý nước. Nhưng bạn có thực sự hiểu về nó? Nhiều người vẫn nhầm lẫn không biết oxy già là axit hay bazơ, tính chất hoá học cụ thể ra sao. Trong bài viết này, LifeVista sẽ giúp bạn giải đáp rõ ràng về công thức oxy già là gì, nó thuộc nhóm axit hay bazơ. Theo dõi ngay!
1. Tổng quan về oxy già
Oxy già hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là hydrogen peroxide. Đây là một chất lỏng không màu, có mùi hơi gắt. Oxy già là một hợp chất đa năng đáng chú ý, đóng vai trò chủ chốt trong nhiều ngành công nghiệp. Nó tồn tại ở nhiều nồng độ khác nhau, từ 3% dùng trong y tế đến 50% chuyên dùng cho công nghiệp.
Giá trị của nó nằm ở khả năng hoạt động như một tác nhân oxy hóa mạnh. Vì vậy, oxy già mang lại tác dụng khử khuẩn, tẩy trắng và khả năng tương thích với môi trường. H₂O₂ có khả năng làm sạch từ các đồ gia dụng hàng ngày đến các ứng dụng khoa học tiên tiến. Vì thế, hợp chất này được công nhận về hiệu quả với khả năng phân huỷ sạch thành nước và oxy.
Xem thêm: Oxy già là gì? Những công dụng của H2O2 mà bạn nên biết
2. Công thức hóa học của oxy già là gì?
Sau khi đã hiểu cơ bản về oxy là gì, LifeVista sẽ chia sẻ với bạn công thức oxy già ra sao ngay bên dưới.
2.1 Ký hiệu hóa học của oxy già
Công thức hoá học của oxy già là H₂O₂, gồm hai nguyên tử hydro và hai nguyên tử oxy. H₂O₂ khác với nước (H₂O) ở một nguyên tử oxy dư thừa tạo tính oxy hoá mạnh đặc trưng cho hợp chất này.
2.2 Cấu tạo phân tử của oxy già
Cấu tạo phân tử oxy già (H₂O₂) khá đặc biệt và không bằng phẳng như nhiều người hay lầm tưởng. Thay vì nằm trên cùng mặt phẳng, các nguyên tử trong H₂O₂ sắp xếp theo cấu trúc không gian hình gấp khúc.
- Liên kết O – O ở giữa hai nguyên tử oxy gọi là liên kết peroxide. Là trung tâm hoạt động của H₂O₂.
- Hai nguyên tử hydro không nằm thẳng hàng mà gắn vào hai nguyên tử oxy, tạo thành một góc nhất định.
Chính cấu trúc không gian mở này, khiến công thức oxy già (H₂O₂) có tính phân cực cao và dễ phân huỷ khi gặp ánh sáng hoặc nhiệt độ. Nhờ cấu tạo phân tử của oxy già độc đáo, chất này có tính oxy hóa mạnh. Vì thế, nó được ứng dụng rộng rãi trong cả y tế và công nghiệp.
2.3 Một số đặc điểm liên kết và tính oxi hóa của oxy già mà bạn cần nên biết
Điểm quan trọng tạo nên đặc tính đặc biệt của công thức oxy già (H₂O₂) chính là liên kết giữa hai nguyên tử oxy (O-O).
- Liên kết kém bền vững: Liên kết O-O trong H₂O₂ khá yếu và không ổn định. Chúng dễ dàng bị phá vỡ để tạo thành các hợp chất bền vững hơn.
- Dễ dàng phân huỷ: Vì liên kết kém bền, nên H₂O₂ dễ phân huỷ thành nước (H₂O) và oxi (O₂). Nhất là khi hợp chất này gặp ánh sáng hoặc xúc tác với kim loại. Phản ứng này giải phóng oxy mạnh , tạo bọt trắng khi tiếp xúc với da hoặc vết thương.
2H₂O₂ → 2H₂O + O₂
- Trạng thái oxy hoá đặc biệt: Trong công thức của oxy già, mỗi nguyên tử oxy mang số oxy hoá -1. Đây là một trạng thái trung gian không bền. Điều này giúp H₂O₂ dễ dàng nhận electron, thể hiện tính oxy hoá mạnh, thích hợp cho khử khuẩn, tẩy trắng và xử lý nước thải.
Chính vì thế, công thức oxy già không chỉ đơn giản về cấu tạo, mà còn phản ứng hoá học mạnh mẽ và đa ứng dụng trong thực tế.
Xem thêm: H2O2 là gì? Ứng dụng của oxy già trong công nghiệp

3. Tính chất hóa học và tính chất vật lý của oxy già mà bạn nên biết
Sau khi đã hiểu rõ về công thức oxy già, bạn cần nắm những đặc tính vật lý và hoá học đặc trưng của nó. Việc này nhằm sử dụng hiệu quả và an toàn trong đời sống. Hãy cùng LifeVista tìm hiểu ngay bên dưới.
3.1 Màu sắc, mùi và trạng thái của oxy già ở điều kiện thông thường
Ở điều kiện thường, hydrogen peroxide là chất lỏng không màu, có độ nhớt cao hơn nước một chút. Công thức oxy già (H₂O₂) mang mùi hơi nồng, đặc trưng giống mùi clo nhẹ. Nó hoà tan nhanh trong nước tạo thành dung dịch có tính oxi hoá mạnh. Tùy vào nồng độ, H₂O₂ có thể gây kích ứng da hoặc tẩy trắng nhẹ.
3.2 Phản ứng phân hủy của oxi già mà bạn nên biết
Đây là một tính chất hoá học tiêu biểu của công thức oxy già. H₂O₂ là một hợp chất không bền vững và dễ bị phân huỷ thành H₂ và O₂. Đặc biệt phản ứng xảy ra nhanh hơn khi có các chất xúc tác như:
- Ánh sáng
- Nhiệt độ cao
- Ion kim loại,…
Khí oxy được giải phóng tạo thành bọt khí, hiện tượng bạn thường thấy khi sát khuẩn vết thương. Đây cũng là lý do vì sao oxy già thường được bảo quản trong chai tối màu.
Phương trình hoá học của phản ứng phân huỷ: 2H₂O₂→2H₂O+O₂↑
3.3 Oxy già là axit hay bazo?
Xét về mặt hoá học, oxy già (H₂O₂) là một axit rất yếu, thậm chí còn yếu hơn cả nước. Nó có khả năng cho đi một proton (H⁺) trong các phản ứng hoá học, thể hiện tính chất của một axit.
Tuy nhiên, do tính axit quá yếu, trong hầu hết các ứng dụng thông thường hay dung dịch pha loãng, độ pH của oxy già H₂O₂ gần như trung tính. Vì thế, bạn có thể hiểu đơn giản:
- Về lý thuyết: theo công thức thì oxy già là một axit cực kỳ yếu.
- Về ứng dụng: Oxy già hoạt động như một chất trung tính.

4. Một số cách điều chế oxy già trong phòng thí nghiệm mà bạn nên biết
Công thức oxy già trong phòng thí nghiệm có thể được thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau. Từ quy mô nhỏ trong phòng thí nghiệm đến phòng thí nghiệm sản xuất hàng loạt. Hãy cùng LifeVista tìm hiểu chi tiết.
4.1 Điều chế H₂O₂ từ Bari Peroxide
Đây là phương pháp kinh điển và truyền thống trong phòng thí nghiệm để điều chế một lượng nhỏ về công thức oxy già. Quá trình này dựa trên phản ứng của Bari Peroxide (BaO₂) với một axit mạnh, phổ biến là axit sunfuric loãng (H₂SO₄).
Cách thực hiện: Bạn hãy cho Bari Peroxide tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng.
Phương trình hoá học: BaO₂ + H₂SO₄→BaSO₄↓ + H₂O₂
Trong phản ứng này, tạo ra BaSO₄ là một chất kết tủa màu trắng, không tan và sẽ lắng xuống. Phần còn lại chính là dung dịch H₂O₂. Người ta có thể tách phần kết tủa ra để thu được công thức của oxy già H₂O₂ tinh khiết hơn.

Lưu ý: công thức này chỉ được điều chết trong phòng thí nghiệm, không được tự ý điều chế
4.2 Điều chế oxy già theo phương pháp công nghiệp hiện đại (anthraquinone)
Đây là phương pháp sản xuất ra công thức oxy già phổ biến nhất hiện nay. Cho phép sản xuất H₂O₂ độ tinh khiết cao và quy mô lớn. Nguyên lý chung gồm 3 bước chính:
- Bước 1: Dẫn xuất của Anthraquinone (ví dụ: 2-ethylanthraquinone) được hoà tan trong dung môi. Sau đó, cho dung dịch phản ứng với khí hydro (H₂) với chất xúc tác là kim loại (chẳng hạn như Palladi). Tiến trình này tạo ra Anthrahydroquinone.
- Bước 2: Thổi không khí (chứa O₂) vào dung dịch chứa Anthrahydroquinone. Quá trình này giúp tái tạo Anthraquinone ban đầu và đồng thời sinh ra sản phẩm mong muốn là công thức oxy già (H₂O₂). Đây cũng là bước quan trọng nhất trong việc sản xuất oxy già công nghiệp tinh khiết.
- Bước 3: Cuối cùng, hydrogen peroxide được chiết xuất bằng nước. Sau đó đem cô đặc và tinh chế thu được dung dịch có nồng độ phù hợp cho mục đích sử dụng thương mại. Dung môi Anthraquinone được tái sử dụng và quay lại bước đầu. Điều này tạo thành một chu trình tuần hoàn hiệu quả.
Phương pháp này đã giúp việc sản xuất hợp chất có công thức oxy già trẻ nên kinh tế và đáp ứng được nhu cầu sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.
5. Những ứng dụng phổ biến của oxy già mà bạn nên biết
Công thức oxy già là H₂O₂, đây là một hợp chất có tính oxi hoá mạnh và khử khuẩn hiệu quả. Hãy cùng LifeVista tìm hiểu một vài ứng dụng phổ biến của hợp chất này.
5.1 Oxy già dùng để diệt khuẩn, oxy hóa
Hầu hết những ứng dụng của oxi già đều bắt nguồn từ đặc tính hoá học độc đáo của nó. Cấu trúc liên kết không bền của công thức oxy già khiến nó dễ phân huỷ, giải phóng gốc oxy hoạt tính cao. Những gốc oxy này có khả năng oxy hóa cực mạnh, tấn công và phá huỷ cấu trúc của vi khuẩn, virus và nấm. Ngoài ra, nó còn giúp khử trùng nước hồ bơi, làm sạch bề mặt sàn hay dụng cụ, hoặc thậm chí dùng trong xử lý nước thải.
5.2 Oxy già trong y tế: dùng để sát trùng vết thương, súc miệng
Về lĩnh vực y tế, oxi già phổ biến nhất với vai trò là chất sát khuẩn. Dung dịch oxi già 3% thường dùng để rửa vết thương và làm sạch vùng da bị trầy xước. Ngoài ra, công thức oxy già (H₂O₂) được ứng dụng trong nha khoa như một loại nước súc miệng để giảm viêm nướu hay tẩy trắng răng.
5.3 Oxy già dùng để tẩy trắng trong ngành công nghiệp giấy, dệt may
Không chỉ dừng ở y tế, công thức nước oxy già H₂O₂ còn là chất tẩy trắng quan trọng trong ngành giấy và dệt may. Nhờ khả năng phân huỷ vượt trội mà không để lại cặn độc, H₂O₂ giúp làm trắng vải, sợi, đảm bảo an toàn hơn các chất tẩy rửa chứa clo. Công dụng này đặc biệt phù hợp cho các dây chuyền sản xuất hiện đại, thân thiện môi trường.
5.4 Oxy già trong phòng thí nghiệm, làm đẹp
Sự linh hoạt của công thức oxy già còn được thể hiện rõ trong phòng thí nghiệm. Chính nhờ vào công thức hóa học độc đáo của chúng, oxy già (H₂O₂) được dùng để chuẩn bị mẫu thử, phản ứng hoá học có tính oxi hoá và khử khuẩn bề mặt dụng cụ. Ngoài ra, trong lĩnh vực làm đẹp, khả năng tẩy màu mạnh mẽ của nó được ứng dụng để làm sáng màu tóc trong thuốc nhuộm. Nó cũng chính là thành phần không thể thiếu để làm trắng răng, trị mụn nhẹ và làm sáng nha. Tuy nhiên, cần dùng đúng cách để đảm bảo an toàn.

6. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng oxy già mà bạn nên biết
Nổi tiếng với đa ứng dụng là vậy, công thức oxy già vẫn có tính chất oxy hoá mạnh. Vì vậy, để sử dụng nó an toàn và hiệu quả đòi hỏi bạn phải nắm được những nguyên tắc và lưu ý quan trọng. LifeVista xin chia sẻ đến bạn một vài lưu ý sau đây.
6.1 Sử dụng oxy già có nồng độ phù hợp cho từng mục đích sử dụng
Mặc dù đều có chung một công thức oxy già (H₂O₂), nhưng nồng độ khác nhau sẽ quyết định hoàn toàn đến tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm. Việc dùng sai nồng độ không chỉ nguy hiểm mà còn giảm hiệu quả.
- Trong y tế, bạn nên sử dụng hydrogen peroxide có nồng độ 3%. Đây là loại thông dụng dành cho các tủ thuốc trong gia đình. Chúng dùng để khử khuẩn các vết thương nhỉ, trầy xước hoặc pha loãng để súc miệng. Nồng độ này tương đối an toàn nếu tiếp xúc ngoài da.
- Trong công nghiệp, nồng độ 50% là phù hợp. Loại này có tính nguy hiểm cao và có thể gây bỏng nặng khi tiếp xúc trực tiếp. Nó có thể xử lý nước hồ bơi, nước thải hay rêu tảo. Tuyệt đối không sử dụng oxy già 50% cho các mục đích y tế hay gia dụng thường ngày.
Xem thêm: Oxy già Hydrogen Peroxide 50% khử trùng hồ bơi | Can 35Kg

6.2 Cách xử lý khi bị oxy già tiếp xúc trực tiếp với da và mắt
Tai nạn khi tiếp xúc với công thức oxy già (H₂O₂) là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Việc xử lý đúng cách là vô cùng quan trọng để giúp bạn giảm thiểu tổn thương.
- Khi bị dính vào da: Nhanh chóng rửa sạch vùng da bị ảnh hưởng trong vòng 15 phút. Sau đó, theo dõi một thời gian và nếu có dấu hiệu bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
- Khi bị bắn vào mắt: Cần rửa với nước sạch liên tục 15-20 phút, sau đó đến ngay bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.
7. Cách bảo quản oxy già mà bạn nên biết
Bảo quản đúng cách cũng chính là nguyên tắc vàng để oxi già hoạt động hiệu quả và không gây ra nguy hiểm. Do công thức oxy già (H₂O₂) có liên kết không bền, nên rất dễ bị phân huỷ nếu không được cất giữ cẩn thận. Dưới đây là những điều mà bạn cần tuân thủ:
- Tránh ánh sáng trực tiếp: Ánh sáng, đặc biệt là tia UV chính, nó là chất xúc tác mạnh mẽ thúc đẩy quá trình phân huỷ H₂O₂. Đây chính là lý do vì sao oxi già luôn được đựng trong các thùng tối màu, không trong suốt. Hãy luôn cất chai ở những nơi khuất sáng để đảm bảo được hiệu quả tối đa.
- Luôn đậy kín nắp và giữ trong chai gốc: Luôn đảm bảo chai được đóng kín sau mỗi lần sử dụng. Việc này tránh các bụi bẩn hay tạp chất khác rơi vào, vì chúng có thể hoạt động như chất xúc tác gây phân huỷ. Ngoài ra, bạn không nên chiết H₂O₂ sang chai lọ khác. Đặc biệt là chai bằng kim loại, vì vật liệu lạ có thể gây phản ứng và làm hỏng sản phẩm.
- Kiểm tra hạn sử dụng và màu sắc thường xuyên: H₂O₂ thường có hạn sử dụng 6 tháng đến 1 năm sau khi mở nắp. Nếu dung dịch của bạn bị đổi màu hoặc không còn hiện tượng sủi bọt khi tiếp xúc với vết thương. Hãy thay chai mới để đảm bảo hiệu quả.
Xem thêm: Những tác dụng của oxy già trong đời sống hiện nay
8. Một số câu hỏi thường gặp
Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về công thức oxy già, LifeVista sẽ trả lời một số câu hỏi mà bạn quan tâm.
8.1 Oxy già có độc hay không nếu sử dụng lâu dài?
Nếu bạn sử dụng đúng nồng độ và liều lượng, công thức oxy già là H₂O₂ sẽ an toàn và hiệu quả tối đa. Tuy nhiên, nếu lạm dụng lâu dài có thể gây kích ứng da hoặc niêm mạc.
8.2 Có thể tự điều chế oxy già ngay tại nhà hay không?
Quy trình sản xuất được công thức oxy già đòi hỏi hoá chất và thiết bị chuyên dụng. Vì thế, nó không an toàn để bạn thực hiện tại nhà. Nếu không cẩn thận, có thể dẫn đến các phản ứng không mong muốn và gây ra nguy hiểm.
8.3 Oxy già có thể dùng tẩy trắng quần áo thông thường hay không?
Với nồng độ thấp, công thức hoá học oxy già H₂O₂ giúp tẩy trắng nhẹ, khử mùi cho quần áo mà không làm hại sợi vải.
8.4 Có nên dùng oxy già vệ sinh răng miệng hay không?
Chỉ nên dùng ở nồng độ thấp (3%) và không lạm dụng. Hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi sử dụng thường xuyên.
9. Kết
Hi vọng qua bài viết này, LifeVista có thể giúp bạn khám phá một cách toàn diện về H₂O₂. Từ công thức oxy già, công dụng và những lưu ý quan trọng. Việc hiểu rõ nồng độ và tuân thủ những nguyên tắc an toàn chính là chìa khóa để sử dụng nó hiệu quả tối đa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần mua oxy già chính hãng hãy liên hệ ngay LifeVista để biết thêm chi tiết.