Giải mã thắc mắc: Người bị viêm xoang có nên đi bơi không?

bị viêm xoan có nên đi bơi không

Bơi lội là một hoạt động thể thao tuyệt vời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người bị viêm xoang, câu hỏi “bị viêm xoang có nên đi bơi không?” luôn là một mối quan tâm lớn. Bài viết này Lifevista sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và đưa ra những lời khuyên hữu ích.

1. Viêm xoang là gì và ảnh hưởng gì cho người bệnh?

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm của các xoang cạnh mũi. Nguyên nhân gây viêm xoang thường do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau đầu, nghẹt mũi, chảy dịch mũi và giảm khứu giác.

Viêm xoang gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc, bao gồm:

  • Đau nhức đầu: Do vi khuẩn, virus, nấm và các tác nhân dị ứng gây viêm xoang, làm suy yếu hệ miễn dịch và áp lực lên hệ thần kinh.
  • Viêm đa xoang: Tác nhân gây bệnh từ một hốc xoang có thể lây lan sang các xoang khác.
  • Viêm mắt, áp xe mắt: Khi tác nhân gây viêm xoang lây lan đến mắt.
  • Biến chứng não: Viêm màng não và viêm não khi tác nhân gây bệnh tấn công não.
  • Ngạt mũi, khó thở, mất khứu giác: Do dịch nhầy trong hốc xoang tăng tiết và gây tắc nghẽn.
  • Nặng đầu, nặng mặt, đau vùng đầu: Áp lực từ dịch nhầy bị bít tắc trong xoang.
  • Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi: Khi vi khuẩn, virus lây lan xuống họng và hệ hô hấp dưới.
  • Ù tai: Nghẹt mũi gây áp lực ở tai giữa, ảnh hưởng đến thính giác.

Viêm xoang gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cũng chính vì thế mà họ càng lo lắng về việc bị viêm xoang có nên đi bơi không.

biểu hiện của viêm xoang
Các biểu hiện của người bị viêm xoang

2. Bị viêm xoang có nên đi bơi không? Nguyên nhân vì sao? 

Dưới đây là 2 lý do chính mà nhiều người lo lắng về việc bị viêm xoang có nên đi bơi không. 

2.1. Nước bể bơi không sạch 

Hồ bơi thường tập trung nhiều người bơi nên nếu không được vệ sinh sạch sẽ dễ khiến nguồn nước không sạch, chứa nhiều vi khuẩn có hại cho da và cơ thể. Khi đi bơi, lớp dầu thừa hoặc bụi bẩn trên cơ thể có thể được tích động lại trong nước hồ, dẫn đến chung tạo ra các cặn bã lẫn vi khuẩn có hại. Từ đó khiến cho hệ niêm mạc đường hô hấp bị viêm nhiễm nặng, gây ra tình trạng viêm xoang.  

2.2. Hàm lượng Clo cao

Và để có thể khiến nguồn nước trở nên trong sạch hơn, người ta thường dùng Clo – một chất hóa học để tẩy rửa hồ bơi phổ biến. Đây cũng là một chất có thể khiến niêm mạc đường hô hấp bị kích thích nhiều hơn do tiếp xúc với hóa chất. Từ đó mà các biểu hiện của viêm xoang càng ngày triển biến nặng. 

Clo trong nước hồ bơi là nguyên nhân cho câu hỏi bị viêm xoang có nên đi bơi không 
Clo trong nước hồ bơi là nguyên nhân cho câu hỏi bị viêm xoang có nên đi bơi không

2.3. Chênh lệch giữa nhiệt độ nước và cơ thể

Sự chênh lệch giữa nhiệt độ nước và nhiệt độ cơ thể cũng kích thích phần niêm mạc mũi của người bị viêm xoang. Nếu cơ thể đang mệt mỏi và phải chịu sự chênh lệch nhiệt độ này càng khiến các biểu hiện viêm xoang như ngạt mũi, tiết dịch mũi, ù tai,… chuyển biến nặng hơn.

>>> Xem thêm: 5 bước vệ sinh hồ bơi xanh, sạch, đẹp đơn giản và nhanh chóng 

3. Vậy bị viêm xoang có nên đi bơi không? 

Nhiều người lo lắng không biết liệu bị viêm xoang có thể đi bơi được không. Theo các chuyên gia, bạn vẫn có thể tiếp tục sở thích bơi lội nếu tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Chọn hồ bơi sạch sẽ: Nên chọn hồ bơi có hệ thống lọc tuần hoàn thường xuyên để đảm bảo nước luôn sạch. Ngoài ra hãy tìm các hồ bơi khử khuẩn bằng muối khoáng vì có phần an toàn hơn cho người bị viêm xoang so với các loại chất tẩy khác.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: Trước khi đi bơi, chuẩn bị nước muối nhỏ mắt, nước nhỏ mũi, nước muối súc họng và khăn tắm để lau khô tai. 
  • Hạn chế sặc nước: Cố gắng tránh việc sặc nước hoặc nuốt phải nước hồ bơi.
  • Không bơi quá lâu hoặc quá thường xuyên: Nên bơi từ 30-45 phút mỗi lần và chỉ 2 lần mỗi tuần để tránh nhiễm lạnh và làm bệnh tái phát.
  • Xử lý nước vào mũi hoặc tai: Nếu bị sặc nước, xì sạch nước trong mũi và nghiêng đầu để nước chảy ra ngoài nếu nước vào tai.
  • Bơi ngửa: Hạn chế việc nước tràn vào mũi và họng bằng cách bơi ngửa.
  • Tránh bơi khi triệu chứng nặng: Nếu triệu chứng viêm xoang đang nặng, tạm hoãn việc đi bơi và dùng thuốc giảm viêm. Sau khi khỏi bệnh, bơi với thời gian và tần suất phù hợp để tránh tái phát bệnh.

Những lưu ý này giúp bạn có thể tiếp tục tham gia môn thể thao bơi lội mà không làm trầm trọng thêm tình trạng viêm xoang cũng như lo lắng về việc bị viêm xoang có nên đi bơi không.

Cánh tránh bị viêm xoang khi đi bơi
Hãy tham khảo các cách phòng tránh để tham gia bơi lội

Việc bơi lội có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng đối với người bị viêm xoang, cần phải thận trọng. Bài viết này hy vọng đã giải đáp được câu hỏi “bị viêm xoang có nên đi bơi không?” và cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bơi lội an toàn và hiệu quả.

>>> Xem thêm: Dị ứng nước hồ bơi và cách xử lý 

Bài viết này được đăng trong mục Tin tức
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận