Hóa chất PAC được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xử lý nước, đặc biệt là nước bể bơi và nước thải. Vậy PAC có độc không? Dùng trong xử lý nước có an toàn cho sức khỏe người dùng? Trong bài viết này LifeVista sẽ giải đáp thắc mắc này, đồng thời đưa ra những lưu ý an toàn quan trọng khi dùng hóa chất PAC.
1. Đôi nét về hóa chất PAC
PAC (Poly Aluminium Chloride) là một chất keo tụ, có khả năng loại bỏ các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ và kim loại nặng khỏi nước. Khi tác dụng với các chất ô nhiễm tan hoặc không tan, PAC tạo thành các bông keo lắng xuống đáy hồ, từ đó giúp loại bỏ tạp chất và làm nước trong hơn. Hóa chất PAC được ứng dụng nhiều trong xử lý nước thải, nước bể bơi, nước sinh hoạt và nước cấp…
PAC dạng bột có màu vàng chanh hoặc màu trắng ngà, có thể bảo quản ở điều kiện bình thường. Hóa chất này có thể tan hoàn toàn trong nước và tỏa nhiều nhiệt. Nó được bảo quản ở điều kiện khô ráo vì có tính hút ẩm mạnh.
Hiện nay, PAC được sản xuất nhiều để thay thế cho hóa chất phèn nhôm Sunfat (1). Hóa chất này dễ tan hơn phèn nhôm, có thể hoạt động trong khoảng pH 3.5 – 5.0. So với phèn nhôm, PAC có hiệu quả keo tụ cao hơn, ít tạo ra bùn lắng, giảm độ đục hiệu quả và ít làm thay đổi độ pH của nước.

Xem thêm: Hóa chất trợ lắng PAC là gì? Có độc không và ứng dụng thế nào?
2. Hóa chất PAC có độc không?
Theo nghiên cứu, khi sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, PAC KHÔNG GÂY ĐỘC cho sức khỏe và môi trường. So với các hóa chất xử lý nước khác, PAC an toàn và không làm thay quá nhiều độ pH. Tuy nhiên nếu dùng quá liều lượng hoặc sai cách có thể ảnh hưởng đến da, hệ hô hấp và kích thích hệ tiêu hóa.
Một số tác hại cụ thể khi sử dụng hóa chất PAC quá liều lượng hoặc sai cách:
- Kích thích da, gây ngứa, rát, sưng đỏ, nổi mụn…
- Kích thích hệ tiêu hóa, có các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy…
- Tổn hại hệ hô hấp, gây ho, khó thở, đau họng…
- Gây sưng tấy, làm đỏ mắt
Nếu không may tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu nhanh chóng sau đây:
- Rửa sạch vùng tiếp xúc với hóa chất bằng nước sạch ít nhất 15 phút
- Di chuyển ra nơi thoáng khí
- Tuyệt đối không gây nôn nếu đã mất ý thức, nếu nạn nhân còn tỉnh táo thì cho uống nhiều nước và gọi cấp cứu
- Nếu có xuất hiện triệu chứng nặng cần đưa ngay đến cơ sở gần nhất
3. Ứng dụng PAC trong xử lý nước
Nhiều người thắc mắc liệu hóa chất PAC có độc không, dùng trong xử lý nước liệu có an toàn. Trên đây LifeVista đã có câu trả lời, dưới đây là một số ứng dụng quan trọng của PAC trong lĩnh vực xử lý nước:
3.1 Xử lý nước bể bơi
Hóa chất PAC được dùng để làm trong nước bể bơi bằng cách kết dính các hạt bụi bẩn, rêu tảo và cặn lơ lửng, hỗ trợ quá trình lắng cặn xuống đáy. Sau đó dùng bàn hút hồ bơi để loại bỏ cặn bẩn.
Hồ bơi thường dùng PAC trong các trường hợp sau đây:
- Nước bể bơi bị đục: Bể bơi có màu trắng đục, không được trong do bụi bẩn, tảo chết hoặc các hạt lơ lửng mà hệ thống lọc không thể lọc sạch. PAC sẽ hỗ trợ kết tụ các hạt nhỏ thành bông cặn lớn để dễ lọc hoặc hút vệ sinh.
- Sau mưa lớn: Trời mưa lớn sẽ mang theo nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, là môi trường lý tưởng cho rong rêu phát triển, sau khi sốc Clo diệt rêu cần dùng PAC để làm sạch bể.
- Xử lý nước định kỳ: Bể bơi ngoài trời nên dùng PAC khoảng 1 – 2 lần/ tuần để duy trì độ trong của nước.
Xem thêm: Quy trình sử dụng hóa chất PAC xử lý nước hồ bơi chi tiết nhất
3.2 Xử lý nước thải
Hóa chất PAC trong xử lý nước thải có tác dụng loại bỏ cặn lơ lửng, dầu mỡ, kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Nhờ đó, nước thải sau khi xử lý trở nên trong hơn, giảm độ đục, hạn chế vi khuẩn và tảo phát triển, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường. So với phèn nhôm, PAC ít làm thay đổi pH của nước thải và giảm lượng bùn thải, giúp tiết kiệm chi phí vận hành.

Xem thêm: So sánh phèn nhôm và PAC trong ngành công nghiệp xử lý nước
3.3 Xử lý nước cấp
Hóa chất PAC được sử dụng phổ biến trong quy trình xử lý nước cấp đạt tiêu chuẩn an toàn, trước khi cung cấp cho các mục đích sử dụng như sinh hoạt, sản xuất hoặc dịch vụ. PAC được sử dụng để keo tụ, lắng và lọc nước ngầm, nước sông để làm nguồn nước cấp.
Rất nhiều người lo ngại rằng PAC có độc không, tuy nhiên PAC có thể dùng để xử lý nước cấp sinh hoạt, nước cấp công nghiệp và nước cấp nông nghiệp.
4. Lưu ý khi sử dụng hóa chất PAC
Trên đây đã có câu trả lời cho thắc mắc “hóa chất PAC có độc không?”, dưới đây sẽ là một số lưu ý an toàn khi sử dụng và bảo quản PAC:
- Sử dụng đúng liều lượng, nếu dùng quá ít PAC hiệu quả xử lý nước không đạt, dùng quá nhiều có thể làm tăng lượng nhôm dư trong nước.
- Nên pha loãng PAC với nước sạch theo tỷ lệ 5 – 10% để phân tán đều trong hệ thống xử lý.
- Hóa chất PAC hoạt động hiệu quả ở pH 6.5 – 8.5, nếu pH quá cao hoặc quá thấp, cần điều chỉnh bằng xút NaOH hoặc axit HCl trước khi sử dụng.
- Cần đeo găng tay, kính bảo hộ và khẩu trang trong khi sử dụng hóa chất, tránh tiếp xúc trực tiếp với PAC.
- Bảo quản PAC ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt để không bị vón cục.
- Không để PAC gần các hóa chất như axit mạnh hoặc kiềm mạnh, vì có thể xảy ra các phản ứng nguy hiểm.
- Sau khi xử lý cần kiểm tra lại chất lượng vì PAC có thể để lại dư lượng nhôm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
- Chỉ sử dụng bể bơi sau khi châm trợ lắng PAC sau 4 tiếng.
5. Những câu hỏi thường gặp về PAC có độc không
5.1 PAC có loại bỏ được kim loại nặng trong nước không?
PAC có tác dụng giảm sắt và mangan trong nước cấp và nước thải. Tuy nhiên đối với các kim loại nặng khó xử lý hơn như chì, thủy ngân và asen, PAC chỉ loại bỏ một phần. Để loại bỏ hoàn toàn cần kết hợp các phương pháp xử lý khác như than hoạt tính, trao đổi ion và kết tủa bằng hóa chất chuyên dụng.
5.2 PAC có sử dụng được cho nước uống không?
PAC (Poly Aluminium Chloride) có thể được sử dụng trong xử lý nước uống, nhưng phải là loại PAC tinh khiết đạt tiêu chuẩn an toàn cho nước sinh hoạt (QCVN 01-1:2018/BYT).
5.3 PAC có ảnh hưởng đến độ pH của nước bể bơi không?
PAC là chất có tính axit nhẹ, khi hòa tan trong nước có thể làm giảm nhẹ pH của nước bể bơi. Tuy nhiên nhưng nếu sử dụng đúng liều lượng, thì ảnh hưởng không đáng kể. Nếu pH giảm quá mức có thể dùng Soda Na2CO3 (Soda Ash Light) hoặc NaOH (xút) để tăng pH.
5.4 PAC có thể dùng chung với các hóa chất xử lý nước bể bơi khác không?
Hóa chất PAC có thể kết hợp với một số hóa chất như Chlorine, Javen, Na2CO3 hoặc NaOH để xử lý nước. Tuy nhiên PAC không nên dùng chung với các hóa chất có tính kiềm mạnh như Vôi bột, H2O2 vì có thể làm giảm hiệu quả keo tụ lắng cặn của PAC.
5.5 Thay thế PAC trong xử lý nước bể bơi bằng những chất nào?
Nếu lo ngại PAC có độc không và không sử dụng PAC, bạn có thể thay thế bằng phèn nhôm làm trong nước. Phèn nhôm có hiệu quả keo tụ tốt, giá thành rẻ và dễ mua. Tuy nhiên phèn nhôm làm giảm pH mạnh hơn PAC, làm tăng chi phí mua hóa chất điều chỉnh pH, nó cũng tạo ra nhiều cặn bùn hơn, bộ lọc phải hoạt động nhiều hơn.
6. Kết luận
Qua bài viết này LifeVista đã giải đáp thắc mắc “PAC có độc không?”, đồng thời cũng đã đề cập đến những lưu ý an toàn quan trọng trong quá trình sử dụng và bảo quản hóa chất. Nếu bạn đang tìm mua hóa chất PAC xử lý nước bể bơi, nước thải hoặc nước sinh hoạt, hãy liên hệ với LifeVista để được hỗ trợ nhanh nhất.