Để bảo vệ nguồn nước và nguồn đất, các nhà máy và đơn vị sản xuất kinh doanh cần xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Bài viết này chia sẻ danh sách các hóa chất xử lý nước thải thông dụng trong công nghiệp và sinh hoạt. Đồng thời LifeVista còn cập nhật bảng giá và địa chỉ mua hóa chất uy tín chất lượng tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.
1. Tổng quan về hóa chất xử lý nước thải
Hóa chất xử lý nước thải giúp loại bỏ hoặc hạn chế các chất ô nhiễm, giúp nước đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi thải ra môi trường. Hóa chất sẽ phản ứng với các chất độc, dầu mỡ, kim loại nặng, lắng cặn có trong nước thải, tạo thành các chất an toàn.
Tùy thuộc vào tính chất nước thải công nghiệp hay sinh hoạt, các loại hóa chất sử dụng sẽ khác nhau. Hiện nay, các loại chất xử lý nước thải thông dụng bao gồm: Trợ lắng PAC, xút vảy NaOH, Chlorine, phèn nhôm, nước Javen, oxy già H2O2, vôi bột, polymer anion, polymer cation…
2. Tại sao cần xử lý nước thải?
Nước thải chưa qua xử lý chứa nhiều chất ô nhiễm như hóa chất, chất hữu cơ và vi sinh vật gây bệnh. Khi xả thải trực tiếp ra môi trường sẽ làm ô nhiễm, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh, làm mất chất dinh dưỡng, đất trở nên khô cằn và bạc màu. Xử lý nước thải giúp loại bỏ các chất độc hại, bảo vệ nguồn nước và môi trường đất.
Không chỉ nằm ở phạm trù đạo đức kinh doanh, việc xử lý nước thải đã được quy định chặt chẽ trong nhiều văn bản pháp luật ở nhiều nước trên thế giới. Việc xử lý nước thải đúng quy định giúp doanh nghiệp và cá nhân tránh các hình phạt và trách nhiệm pháp lý liên quan.
Tại Việt Nam, Khoản 2 Điều 72 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 quy định, nước thải phải được thu gom và xử lý đạt chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Nước thải chứa thông số môi trường nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.
3. Danh sách hóa chất xử lý nước thải thông dụng hiện nay
3.1 Nhóm hóa chất keo tụ, lắng cặn
3.1.1 Hóa chất trợ lắng PAC (Poly Aluminium Chloride)
PAC xử lý nước thải thường có dạng bột, màu vàng, hay còn gọi là PAC vàng. PAC có tác dụng làm trong nước, được dùng để xử lý các kim loại nặng và cặn lơ lửng trong nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt.
Ưu điểm của PAC:
- Hiệu quả keo tụ nhanh, hoạt động độc lập hiệu quả và ít làm thay đổi độ pH của nước
- Có thể loại bỏ chất hữu cơ hòa tan, không hòa tan và kim loại nặng tốt hơn phèn nhôm
- So với phèn nhôm, PAC tạo ra lượng bùn ít hơn và xử lý nước có đục cao hiệu quả hơn
Nhược điểm của PAC:
- Sử dụng quá liều có thể gây ra hiện tượng tái ổn định hạt keo, giảm hiệu quả xử lý nước
- Ăn mòn thiết bị, đặc biệt ở những vị trí đóng cặn bùn
- Giá thành cao hơn so với các chất keo tụ khác, làm tăng chi phí xử lý nước thải.

3.1.2 Hóa chất Polymer
Polymer là một trong những hóa chất xử lý nước thải phổ biến, thuộc nhóm keo tụ và trợ lắng. Polymer có tác dụng làm tăng khả năng kết dính, giúp bông cặn lắng nhanh hơn. Do có khả năng kết dính mạnh, polymer còn giúp giảm lượng bùn thải, tiết kiệm chi phí xử lý bùn so với PAC và phèn nhôm.
Ưu điểm của Polymer xử lý nước thải:
- Kết dính tốt, hiệu quả lắng cặn tốt hơn so với PAC và phèn nhôm
- Không làm thay đổi pH nước, tiết kiệm hóa chất
- Chỉ sử dụng một lượng nhỏ nhưng hiệu quả cao
Nhược điểm của Polymer xử lý nước thải:
- Giá cao hơn so với các loại hóa chất keo tụ khác
- Cần kiểm soát liều lượng, nếu dùng quá liều có thể làm nước trở nên trơn nhớt
3.1.3 Phèn nhôm
Phèn nhôm (Aluminum Sulfate – Al₂(SO₄)₃) là một trong các chất keo tụ được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải, giúp loại bỏ các hạt lơ lửng và chất hữu cơ. Phèn nhôm thường được ứng dụng trong công nghiệp nhuộm và sản xuất bột giấy.
Ưu điểm của phèn nhôm xử lý nước thải:
- Giá thành rẻ hơn so với PAC và Polymer
- Xử lý nước thải có độ đục cao hiệu quả
Nhược điểm của phèn nhôm xử lý nước thải:
- Làm giảm pH nước, tốn kém chi phí mua hóa chất trung hòa pH
- Sinh ra nhiều bùn, làm tăng chi phí xử lý bùn thải
- Hiệu quả keo tụ thấp hơn PAC, cần sử dụng liều lượng cao hơn
- Thời gian lắng lâu
Xem thêm: So sánh phèn nhôm và PAC trong ngành công nghiệp xử lý nước

3.2 Nhóm hóa chất khử trùng
3.2.1 Hóa chất Chlorine
Chlorine là một trong những hóa chất xử lý nước thải quen thuộc. Khi hòa tan Chlorine trong nước sẽ tạo thành axit hypochlorous (HOCl), chất này có tính oxy hóa mạnh, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và các vi sinh vật gây bệnh.
Ưu điểm của Chlorine trong xử lý nước thải:
- Hiệu quả khử trùng cao
- Dễ kiểm soát liều lượng
- Không chỉ khử trùng mà còn khử mùi và xử lý một số hợp chất hữu cơ, vô cơ trong nước thải
Nhược điểm của Chlorine trong xử lý nước thải:
- Chlorine có tính ăn mòn cao và khá độc hại, khi phản ứng với các chất hữu cơ trong nước thải sẽ tạo ra các hợp chất gây hại cho con người như trihalomethanes
- Chlorine dư thừa có thể gây hại đến hệ sinh thái thủy sinh, do vậy phải khử clo dư trước khi xả ra môi trường bằng SO2, Na2S2O5 hoặc than hoạt tính

3.2.2 Hóa chất NaClO (Nước Javen)
Nước Javen hay natri hypochlorite (NaClO) là dung dịch có màu vàng nhạt, mùi hắc, có khả năng oxy hóa mạnh. Javen được sử dụng trong xử lý nước thải để khử trùng và loại bỏ các chất hữu cơ.
Ưu điểm của nước Javen trong xử lý nước thải:
- Có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn E. coli, Salmonella và vi khuẩn tả…
- Có khả năng khử mùi hôi, cải thiện chất lượng nước thải trước khi xả ra môi trường
- Nước Javen dạng lỏng đựng trong can, dễ vận chuyển
Nhược điểm của nước Javen trong xử lý nước thải:
- Javen có tính ăn mòn cao, thiết bị và đường ống phải được thiết kế phù hợp
- Nước Javen có mùi sốc và khá nồng, hít phải nồng độ cao gây hại cho sức khỏe
- Sản phẩm phụ tạo ra là chlorate và perchlorate có thể gây hại nếu không được kiểm soát đúng mức.
Xem thêm: Hóa chất Javen/Gia ven công nghiệp NACLO | Can 30lít

3.3 Nhóm hóa chất tăng pH
3.3.1 Hóa chất NaOH
Natri hydroxit (NaOH) hay còn gọi là xút, có hai loại là xút lỏng 32 – 50% và xút vảy 99%. Đặc điểm của NaOH là rất háo nước, phản ứng mạnh mẽ với các chất và dễ hấp thu bởi khí CO2. NaOH được sử dụng để tăng pH trong nước thải có tính axit mạnh, độ pH rất thấp dưới 4 – 5 hoặc xử lý kim loại nặng. Ứng dụng nhiều trong xử lý nước thải công nghiệp dệt nhuộm, sản xuất giấy, xi mạ…
Ưu điểm của hóa chất xử lý nước thải NaOH:
- Trung hòa axit một cách nhanh chóng
- Có thể loại bỏ một số kim loại nặng khỏi nước thải
Nhược điểm của NaOH trong xử lý nước thải:
- Xút làm ăn mòn thiết bị
- Dễ hút ẩm và phản ứng với CO2 trong không khí, làm giảm hiệu quả và thay đổi nồng độ dung dịch theo thời gian
3.3.2 Soda Na2CO3 (Soda Ash Light)
Soda Na2CO3 được sử dụng để điều chỉnh nước thải có mức pH nằm ở mức 6 hoặc 8, về mức pH gần 7 (khoảng 7 – 7.5). Na2CO3 thường được dùng nhiều trong xử lý nước thải sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản hoặc công nghiệp thực phẩm, dược phẩm…
Ưu điểm của Na2CO3 trong xử lý nước thải:
- Soda Na2CO3 tăng pH từ từ, không làm tăng pH một cách đột ngột
- Không gây ăn mòn mạnh như NaOH
- Độ kiềm ổn định giúp quá trình keo tụ và lắng cặn hiệu quả hơn
- Cải thiện môi trường cho hệ vi sinh trong bể lọc xử lý nước thải
- Ít tạo căn hơn so với vôi
- Không gây bỏng da mạnh, an toàn hơn khi sử dụng
Nhược điểm của Na2CO3 trong xử lý nước thải:
- Không phù hợp để trung hòa nước thải có các axit mạnh
- Xử lý kim loại nặng kém hơn so với xút NaOH

3.3.3 Vôi bột Ca(OH)2
Vôi bột Ca(OH)2 là một trong những hóa chất xử lý nước thải phổ biến nhờ khả năng điều chỉnh pH, kết tủa kim loại nặng và loại bỏ tạp chất. Vôi có dạng bột màu trắng, tan vừa phải trong nước.
Ưu điểm của Ca(OH)2 trong xử lý nước thải:
- Giá thành rẻ hơn so với Soda Na2CO3 và NaOH
- Xử lý nước thải có kim loại nặng hiệu quả
- Giúp ổn định pH một cách hiệu quả
Nhược điểm của Ca(OH)2 trong xử lý nước thải:
- Vôi tôi tạo nhiều bùn cặn trong quá trình phản ứng, làm tăng chi phí xử lý bùn
- Có thể làm tăng độ cứng của nước nếu không kiểm soát tốt
- Khó tan hoàn toàn trong nước, dễ tạo cặn lắng
4. Bảng giá hóa chất xử lý nước thải
Trên đây là danh sách hóa chất xử lý nước thải thông dụng, tiếp theo đây LifeVista sẽ cập nhật bảng giá bán mới nhất:
STT | Tên hóa chất | Đơn giá |
1 | Hóa chất trợ lắng PAC 31% (PAC Trung Quốc) | 9.000đ – 12.000đ/kg |
2 | Hóa chất trợ lắng PAC 31% (PAC Ấn Độ) | 14.000 – 16.000đ/kg |
3 | Phèn nhôm làm trong nước | 10.000đ – 13.000đ/kg |
4 | Chlorine Niclon 70% Nhật Bản | 40.000đ – 49.000đ/kg |
5 | Chlorine Cá heo 70% Trung Quốc | 39.000đ – 42.000đ/kg |
6 | Trichloroisocyanuric acid 90% (TCCA viên nén) | 48.000đ – 55.000đ/kg |
7 | Xút vảy NaOH 99% Trung Quốc | 28.000đ – 31.000đ/kg |
8 | Xút vảy NaOH 99% Ấn Độ | 30.000đ – 35.000đ/kg |
9 | Soda Na2CO3 (Soda Ash Light) Trung Quốc | 11.000đ – 15.000đ/kg |
10 | Nước Javen (NaClO) | 8.000đ – 11.000đ/kg |
Lưu ý: Giá chưa bao gồm VAT và phí vận chuyển, giá có thể thay đổi tùy theo số lượng và thời điểm nhập hàng. Để có giá chi tiết, hãy liên hệ với zalo OA ở góc phải màn hình để được tư vấn thêm!
5. Địa chỉ bán hóa chất xử lý nước thải giá tốt tại TP.HCM
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị bán chất xử lý nước thải, để mua được hàng chất lượng với mức giá tốt, bạn nên tìm đơn vị uy tín. LifeVista là công ty chuyên phân phối các chất xử lý nước thải, từ trợ lắng PAC, phèn nhôm, Chlorine, Javen đến xút vảy NaOH, soda Na2CO3… Không chỉ mang đến cho doanh nghiệp bạn sản phẩm chất lượng mà còn có nhiều chính sách hấp dẫn như chiết khấu, miễn phí vận chuyển,…
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ bán hóa chất xử lý nước thải giá tốt tại TP.HCM hoặc các tỉnh thành lân cận Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Vũng Tàu… Hãy liên hệ ngay với LifeVista để được tư vấn và báo giá chi tiết.

6. Câu hỏi thường gặp về hóa chất xử lý nước thải
6.1 Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt khác nhau như thế nào?
Nước thải công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất rắn lơ lửng và hợp chất hữu cơ khó phân hủy. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa chất hữu cơ (BOD, COD), vi khuẩn, dầu mỡ và chất dinh dưỡng (N, P).
6.2 Hóa chất xử lý nước thải có gây hại không?
Các chất xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm, giúp nước đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi xả ra môi trường. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, chúng có thể gây hại cho con người, thiết bị và môi trường.
6.3 Nên dùng PAC hay phèn nhôm để keo tụ trong xử lý nước thải?
PAC có hiệu quả keo tụ tốt hơn phèn nhôm, tạo bông cặn nhanh và ít bùn thải hơn. Tuy nhiên, phèn nhôm có giá rẻ hơn nên phù hợp với hệ thống xử lý có kinh phí thấp.
6.4 Khử trùng nước thải nên chọn Chlorine hay Javen?
Chlorine phù hợp với các đơn vị xử lý nước thải có yêu cầu khử trùng cao, hiệu quả diệt khuẩn tốt, nếu muốn tiết kiệm chi phí sử dụng Javen.
7. Kết luận
Trên đây là danh sách các loại hóa chất xử lý nước thải phổ biến hiện nay. Bài viết đã đề cập đến đặc điểm, ưu và nhược điểm của từng loại. Đồng thời còn cập nhật bảng giá và địa chỉ mua chất xử lý nước uy tín tại TP.HCM. Nếu bạn đang cần thêm thông tin về các hóa chất trên, hãy liên hệ với LifeVista để được hỗ trợ.